Khi thấy trẻ có những biểu hiện này, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại virus gây ra. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác và nguy cơ tạo thành ổ dịch lớn. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, diễn biến rất nhanh chỉ trong vài giờ. Vì vậy, việc phát hiện sớm đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc và biến chứng nặng.

Theo Trí thức trẻ, số lượng trẻ mắc tay chân miệng đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương đang có chiều hướng gia tăng. Trong tháng tư và tháng 5, bệnh viện đã tiếp nhân 776 bệnh nhi mắc bệnh tay chân miệng đến khám (114 trẻ phải nhập viện điều trị), tăng 759 ca so với 2 tháng trước đó.

TS.BS Đỗ Thiện Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, đặc biết là giai đoạn giao mùa. Đây là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Biểu hiện của trẻ bị tay chân miệng: Sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, một số trẻ chỉ có biểu hiện loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông, bẹn. Vì vậy, nếu gia đình không chú ý thì rất khó phát hiện.

benh-tay-chan-mieng-01

BS Hải cho biến đa phần trẻ mắc bệnh có diễn biến nhẹ nhưng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời thì bệnh cũng có thể diễn tiến nặng và gay ra biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

BS đưa ra lưu ý, khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để kịp thời đưa trẻ đến điều trị. Phụ huynh không nên tự ý tìm hiểu trên mạng rồi cho trẻ dùng thuốc vì có thể làm bệnh nặng hơn.

3 dấu hiệu cảnh sớm cảnh báo bệnh diễn tiến nặng

Sốt cao không đáp ứng với điều trị

Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 tiếng và không đáp ứng thuốc hạ sốt.

benh-tay-chan-mieng-02

Giật mình

Giật mình đôi khi không phải là phản xạ tự nhiên mà là một dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh.

Cha mẹ cần chú ý phát hiện triệu chứng trẻ bị giật mình ngay cả khi trẻ đang chơi. Quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Quấy khóc dai dẳng

Trẻ quấy khóc nhiều, thậm chí khóc cả đêm không ngủ thì phải hết sức lưu ý. Trẻ cứ ngủ 15-20 phút lại quấy khóc khoảng 15-20 phút lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ cho rằng do bé bị các nốt đau trong miệng nên quấy, khó ngủ nhưng không phải vậy. Đây có thể là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.