Những lời dạy của các bậc tiền nhân đến nay vẫn còn có giá trị. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Từ xa xưa, chuyện chỗ ở, nhà cửa đã được mọi người rất quan tâm. Cổ nhân đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc chọn nơi ở, xây nhà sao cho hợp lý, giúp gia chủ sống thoải mái, mang lại tài lộc.
Người xưa dạy rằng: “Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan”. Thâm ý của cổ nhân trong câu nói này là gì?
Ai cũng mong muốn sở hữu một căn nhà của riêng mình. Chính vì vậy, khi xây nhà, người ta nghiên cứu rất kỹ về các phương diện, đặc biệt là phong thủy.
Người xưa tin rằng phong thủy của một ngôi nhà có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tài vận của gia chủ. Phong thủy nhà ở đã tồn tại hàng nghìn năm và là kiến thức của người xưa nghiên cứu, đúc kết, để lại cho hậu thế.
Câu nói “Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan” dùng để chỉ đại kỵ phong thủy về các loại cửa trong nhà.
Cửa lớn là cửa ra vào, cửa nhỏ là cửa sổ. Theo phong thủy, cửa không chỉ là nơi ra vào mà còn là nơi đón lộc, vượng khí của cả ngôi nhà. Không khí được ví như của cải. Một ngôi nhà cần có sự luân chuyển không khí và tích trữ. Không khí vào từ cửa chính, đi một vòng trong nhà rồi mới ra ngoài theo đường cửa sổ được xem là sự tượng trưng của việc tiết kiệm tiền, của cải.
Tuy nhiên, nhà có cửa chính và cửa phụ đối diện nhau thì có luồng khí vừa đi vào đã vội đi ra, đại diện cho sự rò rỉ của cải.
Trường hợp nhà không có cửa sổ hoặc cửa sổ quá nhỏ cũng không phải là một dấu hiệu phong thủy tốt. Khi đó, không khí bên trong sẽ không thể lưu chuyển. Đây là kiểu nhà phạm đại kỵ phong thủy, gia chủ khó giàu sang phú quý.
Trong khi đó, nhà có cửa sổ quá lớn, thông gió quá nhiều thì cũng không giữ được tài lộc, của cải.
Nói theo góc độ khoa học, cửa chính và cửa sổ đối diện nhau dễ hình thành một luồng gió lùa khi mở hai cửa cùng lúc. Nó có thể tạo ra sự thoáng mát vào mua hè nhưng đôi khí luồng gió quá mạnh cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người trong nhà. Người tiếp xúc lâu với gió trong thời gian dài rất dễ mắc các bệnh về hô hấp, viêm khớp, thấp khớp.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.