Từ xa xưa, các cụ đã để lại những lời dạy ý nghĩa và sâu sắc. Bạn có hiểu câu nói: Người nghèo không tiết kiệm 3 loại tiền, người giàu không vào 3 cửa’?

Cổ nhân có câu: “Người nghèo không tiết kiệm ba tiền, người giàu không vào ba cửa” là muốn nhắn nhủ với chúng ta những điều cần lưu ý trong cuộc sống. Dù giàu có hay nghèo khó thì vẫn cần lưu tâm để cuộc sống suôn sẻ, thuận lợi hơn.

“Người nghèo không tiết kiệm ba tiền”

Tiền cho sức khỏe

Nhiều người thường có suy nghĩ đồng tiền làm ra phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” mới có được, do đó cần phải chi tiêu tiết kiệm, không dám dùng đồ tốt, không được hoang phí. Tuy nhiên, họ lại quên đi một điều quan trọng rằng sức khỏe là vô giá, có sức khỏe mới kiếm ra tiền. Vì vậy, các khoản chi cho sức khỏe là đặc biệt quan trọng và chúng ta không nên cố tiết kiệm những khoản tiền mang tới lợi ích cho sức khỏe.

Hãy đầu tư cho ăn uống, mua đồ tốt, chất lượng tốt hơn để dùng và duy trì những thói quen lành mạnh. Bạn càng khỏe mạnh thì có thể làm ra được nhiều tiền hơn.

Tiền quà

Ông cha ta thường nói: Có quan có lại mới toại lòng nhau” để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, có qua có lại trong các mối quan hệ xã hội. Từ xưa đến nay, tặng quà đã là việc bình thường, điều đó là sợi dây vững chắc kết nối người với người. Bởi vậy, bất cứ khi nào bạn nhận được tiền như một món quà từ người khác, hãy ghi nhớ số tiền đó và trả lại trả lại họ sau này. Đây cũng là một loại tiền không nên tiết kiệm.

Tiền cho tri thức

Người ta thường nói: chi tiền cho tri thức là khoản đầu tư không bao giờ lỗ. Đó là quá trình học tập và nâng cao trình độ, giúp bản thân tìm kiếm được những cơ hội mới cho tương lai. Khi bạn chi tiền cho tri thức, bạn sẽ giàu lên gấp bội : giàu kiến thức, giàu kinh nghiệm, giàu thêm tâm hồn và tiền bạc.

Mới đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy đây là khoản đầu tư đắt đỏ, tuy nhiên sau này nhìn lại, bạn sẽ thấy điều đó là xứng đáng. Bởi đầu tư cho tri thức là đầu tư để nhận về những lợi ích, những giá trị lâu dài và bền bỉ. Nếu đến việc phát triển bản thân và thu “lợi” như thế mà bạn còn tiếc, vậy thì bạn sẽ chẳng dám làm việc gì nữa đâu.

6

”Người giàu không vào ba cửa”

Sòng bạc

Ông cha ta thường nói “Cờ bạc là bác thằng bần – Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm”. Cờ bạc là thứ có thể gây nghiện mà chẳng mang lại lợi ích gì cả. Một khi đã đâm đầu vào thì khó mà bỏ được. Thắng thì muốn thắng thêm, thua lại cố để gỡ lại, cứ như vậy, nó dắt chúng ta đi vào một vòng luẩn quẩn không thể thoát ra.

Điều kỳ lạ nhất là thứ đỏ đen này gieo vào người chơi một niềm tin vô hình rằng họ sẽ thắng, nhưng cũng vì thế mà đa số họ đều rơi vào cảnh khốn cùng, nợ nần chồng chất, tan cửa nát nhà.

Khi sa vào vũng lầy này, người giàu có cũng nhanh chóng sạt nghiệp, tiền tài tiêu tan, người nghèo thì càng ngày càng nghèo, nhiều trường hợp vì túng quẫn mà phải chọn cách kết thúc cuộc đời. Đúng là thảm cảnh!

Chốn trụy lạc

Những chốn phong hoa quế nguyệt, ăn chơi trụy lạc thường là nơi chẳng đem lại lợi lộc gì mà còn kéo theo rất nhiều rắc rối về tài chính, sức khỏe và thậm chí là hạnh phúc gia đình. Khi bạn đã tốn biết bao công sức để gây dựng nên thành quả ngày hôm nay thì đừng vì phút yếu lòng mà sa chân vào nơi này kẻo sẽ phải trả một cái giá rất đắt.

Cũng như bài bạc, vào được chốn này thì dễ, ra được mới là khó. Một khi đã đắm chìm thì khó mà kiểm soát được lý trí. Để rồi từ đó tán gia bại sản, gia đình ly tán, mọi nỗ lực trước đây đều bỗng chốc tan biến. Không chỉ vậy, đây cũng chẳng phải việc hay ho tốt đẹp gì, nếu đến tai những người khác, bạn vừa đánh mất nhân phẩm, vừa ảnh hưởng đến danh dự của bản thân. Quả thật không đáng để đánh đổi, vậy nên cố nhân mới dạy người đời sau chúng ta nên tránh xa nơi này.

Nơi thị phi

Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, cũng vì lẽ đó đã kích thích được sự hiếu kỳ của nhiều người, khiến họ muốn được học hỏi và khám phá nhiều hơn những điều mới lạ. Có người thích nơi yên ả, có người thích chốn lao xao. Dù bạn lựa chọn điều gì thì cũng nên nhớ rằng, cổ nhân đã để lại lời khuyên cho hậu thế như vậy thì ắt hẳn phải có nguyên do.

Sa chân vào chốn thị phi sẽ khiến bạn rước về nhiều chuyện rắc rối, phiền não không đáng có. Thêm một việc không bằng bớt đi một việc, người khác muốn tránh chẳng được, vậy cớ gì mà bạn cứ muốn đâm đầu vào. Ở đời,  nên hạn chế việc đi quản những chuyện không liên quan đến mình, nếu không đến lúc hối hận thì cũng đã muộn rồi.

Cổ nhân dạy:”Người nghèo không tiết kiệm ba tiền, người giàu không vào ba cửa” tuy không phải lúc nào cũng là tuyệt đối chính xác, tuy nhiên lời khuyên dạy của người xưa cũng đã phần nào phản ánh thực tế của cuộc sống để đúc rút những kinh nghiệm bổ ích cho hậu thế. Nếu chúng ta có thể áp dụng một cách đúng đắn sẽ làm cho kiếp nhân sinh thêm được một chút phúc khí, bớt đi một chút tai họa, đời sẽ yên bình hơn.