Các bệnh lý về tuyến giáp đều có những biểu hiện giống nhau như: Đau cổ, khó nuốt,…. và thường mất nhiều thời gian điều trị cũng như cân bằng lại hormone để có thể hoạt động tốt nhất.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trong cơ thể con người. Đây là bộ phận rất nhỏ nằm phía trước cổ (tương đương với đốt sống cổ 5 – đốt sống ngực 1) và có hình dạng giống con bướm. Phía trước tuyến giáp là da và cơ thịt, phía sau chính là khí quản.
Cấu tạo gồm 2 thùy (thùy phải, thùy trái) và 1 eo tuyến nối 2 thùy lại với nhau.
Tuyến giáp được hình thành từ tyrosin và iot, nó đảm nhận nhiều vai trò quan trọng đối với hoạt động sống.
Trên thực tế, có rất nhiều bệnh lý về tuyến giáp thường gặp như: Cường giáp, suy giáp, nhược giáp, nang tuyến giáp hay rối loạn tuyến giáp, u tuyến giáp,….
Các bệnh lý về tuyến giáp đều có những biểu hiện giống nhau như: Đau cổ, khó nuốt,…. và thường mất nhiều thời gian điều trị cũng như cân bằng lại hormone để có thể hoạt động tốt nhất.
Các bệnh tuyến giáp nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều vấn đề như béo phì, tim mạch, trầm cảm và suy giảm tình dục. Với người bị suy giáp, các triệu chứng căn bản là mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da tóc khô, táo bón và đau khớp. Còn với cường giáp lại có triệu chứng là sợ nóng, mất ngủ, khát nước, giảm thị lực và vô sinh.
Cơ thể có 1 trong 6 triệu chứng này cảnh báo bệnh tuyến giáp đang “tăng nặng”:
Bướu cổ/ Cổ sưng
Các bệnh về tuyến giáp như bướu giáp hay viêm giáp sẽ luôn đi kèm với một biểu hiện rõ ràng nhất là cổ sưng hay bướu cổ. Tình trạng này thường đi kèm với việc cơ thể thiếu iốt gây ra tình trạng khó hô hấp hay nói chuyện.
Kinh nguyệt không đều, có nguy cơ bị vô sinh
Suy giáp ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kinh nguyệt. Nếu các kỳ kinh đến sớm với tần suất cao bạn có thể đã bị suy giáp còn nếu kỳ kinh ngắn hơn, ít xuất hiện thì bạn có thể bị cường giáp. Tình trạng này là do nồng độ hormone thay đổi, gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt, và làm thay đổi chu kỳ kinh. Từ đó khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến quá trình thụ tinh và sinh con trở nên khó khăn.
Giảm ham muốn
Các bệnh về tuyến giáp đều liên quan trực tiếp đến hormone. Vì thế nếu bệnh phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen, khiến người bệnh không còn ham muốn và vô sinh. Bệnh tuyến giáp đặc biệt có tác động tới kinh nguyệt cũng như chu kỳ rụng trứng.
Huyết áp tăng
Hormone từ tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến vấn đề tim mạch, dẫn đến tình trạng kích thích làm tăng giảm nhịp tim và sức bơm máu. Vậy nên nếu huyết áp của bạn thất thường thì có khả năng bạn bị rối loạn tuyến giáp, cường giáp khiến huyết áp bị chậm còn suy giáp khiến huyết áp tăng nhanh.
Mệt mỏi, trầm cảm và lo âu
Nếu bạn rơi vào tình trạng trầm cảm và hoảng sợ mà chữa trị mãi vẫn không khỏi thì rất có khả năng bạn bị các bệnh về tuyến giáp. Khi mắc các bệnh về tuyến giáp, hormone bị suy giảm do đó cơ sẽ không được thúc đẩy và gây ra tình trạng mệt mỏi. Đặc biệt, cường giáp còn có thể khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Serotonin là một loại hormone có tác dụng giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Việc sản xuất quá ít hormone tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng đến lượng serotonin trong não. Do đó, khi tuyến giáp hoạt động không tốt, lượng serotonin trong não bị giảm đi, khiến bạn luôn cảm thấy chán nản và mệt mỏi.
Cân nặng thay đổi
Khi bị cường giáp, bạn luôn có cảm giác đói do các hormone sản sinh liên tục và dù ăn bao nhiêu vẫn bị giảm cân. Còn với suy giáp, bạn không có cảm giác muốn ăn và dù không ăn bạn vẫn tăng cân bất thường. Vậy nên nếu cân nặng của bạn trở nên thất thường mặc dù đã thay đổi khẩu phần ăn thì có thể bạn đã bị bệnh về giáp.
Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp:
Iốt
Iốt là thành phần rất cần cho tuyến giáp, bởi nó giúp cho cơ quan này sản sinh ra các hormon cần thiết và cân bằng chúng, từ đó giảm nguy cơ bị u tuyến giáp. Cách đơn giản nhất để bổ sung iốt là sử dụng muối hoặc ăn các tảo, rong biển, sản phẩm từ sữa chua và sữa….
Mỗi loại thực phẩm hay gia vị sẽ có một lượng iốt khác nhau, vì vậy bạn chỉ nên ăn vừa đủ bởi bổ sung quá nhiều cũng có thể gây nguy hiểm cho tuyến giáp.
Gà và thịt bò
Trong thịt gà và thịt bò chứa rất nhiều kẽm, cứ trung bình 100g thịt bò chứa khoảng 3g kẽm; 100g thịt gà chứa khoảng 2,4g kẽm. Kẽm là chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với tuyến giáp, nếu thiếu thì có thể dẫn đến suy giáp, gây ra một loạt các rối loạn tự miễn tấn công vào nang tóc, khiến người bệnh bị rụng tóc thành từng mảng. Do vậy, có thể khẳng định, thịt gà và thịt bò là những loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp.
Cá và hải sản
Cá và các loại hải sản như tôm, cua, hàu,… là những thực phẩm bổ sung iốt rất tốt. Trung bình cứ 100g cá chứa sẽ chứa khoảng 99 mcg Iot. Đối với những ai đang thắc mắc “bệnh tuyến giáp nên ăn gì?” thì tốt nhất nên thiết kế thực đơn ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần, ưu tiên ăn những loại được đánh bắt tự nhiên như: Cá hồi, cá tuyết, cá thu,… vì nó chứa nhiều dầu và dinh dưỡng tốt cho người bị u tuyến giáp.
Trứng
Trong mỗi quả trứng chứa khoảng 20% selen và 16% lượng iốt cần thiết cho cơ thể. Hiện nay, trứng được xem là một trong những loại thực phẩm tốt cho tuyến giáp, nên được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Thêm một thông tin hữu ích đó là lòng đỏ trứng còn có chứa nhiều dưỡng chất giúp hỗ trợ trao đổi chất trong cơ thể.
Quả mọng
Nói quả mọng là thực phẩm tốt cho tuyến giáp và sức khỏe con người là bởi trong nó chứa các chất chống oxy hóa. Một số loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất…đều cần được bổ sung mỗi ngày.
Rau lá xanh
Các loại rau xanh như bina, rau diếp,… đều là những loại thực phẩm giàu magie, khoáng chất và vitamin… có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất, hỗ trợ các hoạt động của tuyến giáp. Có thể khẳng định, rau lá xanh không chỉ là thực phẩm tốt cho phụ nữ mà đàn ông bị bệnh lý về tuyến giáp đều nên ăn mỗi ngày.
Các loại hạt
Đạt điều, hạnh nhân, hạt bí chính là nguồn thực phẩm giàu magie, tốt cho tuyến giáp. Các loại hạt này sẽ cung cấp một lượng protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E, và B thiết yếu cho cơ thể, từ đó giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru hơn.