Cụ bà họ Vương, sống ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc năm nay đã 107 tuổi. Bà là người nổi tiếng trong vùng vì thể trạng khỏe mạnh, nhanh nhẹn khác hẳn các cụ già thọ 100 tuổi khác.

Con người luôn mải miết đi tìm cách để kéo dài tuổi thọ hay giữ mãi tuổi thanh xuân. Nhưng thật không may, “suối nguồn tươi trẻ” không tồn tại và cũng không có điều gì đảm bảo chắc chắn sẽ giúp con người sống lâu hơn.

Tuy nhiên, một số người đã đạt được thành tích tuyệt vời này, và đó không phải là nhờ vào các biện pháp phi thường. Nó thực sự là sự kết hợp của một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống tốt, sống năng động, hạnh phúc và một chút trợ giúp từ di truyền học.

Một trong số đó có cụ bà họ Vương, sống ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc năm nay đã 107 tuổi. Bà là người nổi tiếng trong vùng vì thể trạng khỏe mạnh, nhanh nhẹn khác hẳn các cụ già thọ 100 tuổi khác.

Ở tuổi 107, bà Vương có thể đi lại dễ dàng mà không cần phải chống gậy. Bà có thể tự làm các công việc hàng ngày. Nhiều người hỏi bà Vương về bí quyết sống thọ và khỏe mạnh, bà chỉ cười và nói bản thân không có bí quyết gì, mọi thứ chỉ đến từ những gì tầm thường nhất.

Trước đây, các con của bà Vương cũng muốn đưa bà về thị trấn sinh sống nhưng bà đã từ chối nhiều lần. Vì thế hàng năm các con cháu bà đều đưa bà đi khám sức khoẻ định kỳ.

Đầu năm vừa rồi, con cháu đã đưa bà Vương đến bệnh viện để khám sức khỏe toàn diện. Kết quả khám sức khỏe cho thấy, các chỉ số cơ thể của bà Vương đều bình thường. Bà không có vấn đề “3 cao: cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao” như những người cao tuổi khác. Đặc biệt, tình trạng mạch máu của bà Vương vẫn “trẻ” như người 60 tuổi.

Để khỏe mạnh và sống lâu, bạn phải bảo vệ mạch máu của mình

Bà Vương thường nói rằng chỉ có duy trì mạch máu tốt thì chúng ta mới có thể sống lâu và khỏe mạnh. Bởi vì mạch máu kết nối các mô và cơ quan khác nhau của cơ thể, một khi mạch máu bị tắc nghẽn, máu và oxy không thể cung cấp kịp thời cho tất cả các bộ phận, dẫn đến các cơ quan không thể hoạt động bình thường. Thậm chí, gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ.

Tuổi càng cao, mạch máu càng lão hóa, mỡ và các chất độc hại có nhiều khả năng tích tụ trên thành mạch máu. Cộng với một số thói quen xấu như ăn quá no, ít vận động, hút thuốc lá và uống rượu bia… sẽ làm mạch máu nhanh lão hóa hơn. Vì vậy mọi người nên giữ gìn mạch máu tốt và từ bỏ các thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh.

Bí quyết sống thọ của cụ bà 107 tuổi

1. Ăn nhiều rau, ngũ cốc, ăn nhạt

Bà Vương nhận ra rằng sức khỏe của các mạch máu liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống hàng ngày của bà.

Khi còn trẻ, gia đình bà tương đối nghèo, bà thường ăn một số loại ngũ cốc thô và rau xanh. Khi về già và điều kiện sống của bà được cải thiện, bà vẫn còn thói quen ăn uống như thế. Hơn nữa, bà còn ăn rất nhạt, ít dùng dầu ăn và muối. Con cháu bà sợ rằng cách ăn này sẽ khiến bà bị thiếu hụt dinh dưỡng, tuy nhiên kết quả khám cho thấy sức khỏe mạch máu của bà Vương luôn ở trạng thái tốt nhất.

2. Ăn nhiều nấm

Nấm rất giàu vitamin và sắt, có thể ngăn ngừa các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt ở người cao tuổi.

Ngoài ra, nấm còn chứa nhiều loại axit amin thiết yếu, có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể con người, nâng cao thể lực, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, khỏe mạch máu.

nam

Người trung niên và cao tuổi thường xuyên ăn nấm đông cô còn có thể thúc đẩy sự phát triển của tế bào não, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer, có lợi cho sức khỏe não bộ.

Ngoài ra, bà Vương luôn duy trì thái độ sống lạc quan, giản đơn trong cuộc sống. Mỗi người đều có một trạng thái tinh thần khác nhau. Nếu bạn ở trong những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, căng thẳng, trầm cảm,… trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho mạch máu, khiến rác thải độc tố lắng đọng trong máu nhiều hơn.

Nó cũng sẽ làm tổn thương gan và làm giảm khả năng phân hủy chất béo và chuyển hóa chất độc của gan. Hiểu được điều đó, bà Vương luôn cố gắng sống vui vẻ, ít lo lắng, buồn phiền để mạch máu được nuôi dưỡng, đồng thời cũng làm cho bản thân cảm thấy hạnh phúc hơn.

Ngoài ra, giữ những thói quen sau đây sẽ giúp con người sống thọ:

Ngủ đúng giờ và không ngủ trưa quá lâu

Ngủ đủ giấc mỗi đêm giúp tăng cường sức khỏe hệ thống miễn dịch, giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Khi con người không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ sản sinh nhiều hormone căng thẳng cortisol, theo tiến sĩ Kenny Pang, chuyên gia tai mũi họng tại Trung tâm Giấc ngủ châu Á ở Singapore. Quá nhiều cortisol làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim.

Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến khả năng ngủ của mỗi người, kéo dài các chu kỳ không lành mạnh. “Một nghiên cứu phát hiện rằng thiếu ngủ mạnh tính có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như béo phì, trầm cảm, tiểu đường, cao huyết áp, đột quỵ và tim mạch”, ông Pang nói.

Phân tích tổng hợp ba nghiên cứu lớn chỉ ra rằng người ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm có tỷ lệ mắc bệnh mạn tính cao hơn, tuổi thọ thấp hơn. Nghiên cứu Whitehall II của Anh cho thấy người ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi so với bình thường. Theo ông Pang, người lớn trung bình nên ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm. Điều quan trọng là duy trì lịch ngủ đều đặn.

Ngủ trưa ngắn có thể cải thiện tâm trạng và tăng cường năng lượng. Các chuyên gia gợi ý thời gian ngủ trưa thích hợp là 20 phút, khuyến cáo không nên ngủ đến một tiếng.

Nghiên cứu do Hiệp hội Tim mạch châu Âu trình bày năm 2020 cho thấy ngủ trưa hơn 60 phút làm tăng 30% nguy cơ tử vong vì bất cứ loại bệnh nào, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 34% so với việc không ngủ trưa. Những người không ngủ đủ giấc mỗi đêm và ngủ bù nhiều trong ngày có tỷ lệ tử vong cao.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Tiến sĩ Adrian Low, nhà tâm lý học tại Hong Kong, cho biết thực hiện các phương pháp ngăn ngừa trầm cảm cũng có thể nâng cao tuổi thọ. “Trầm cảm từ lâu có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe thể chất. Một phần vì nó dẫn đến các thay đổi sinh lý trong cơ thể, chẳng hạn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ”, ông nói.

Trầm cảm cũng khiến một người tạo dựng thói quen không tốt như ăn quá nhiều, ăn uống vô độ, bỏ đói bản thân, lười vận động, hút thuốc lá hoặc lạm dụng rượu bia. Theo tiến sĩ Low, giữ thái độ tích cực có thể giúp nâng cao ý chí sống, khiến một người chú ý đến sức khỏe, từ đó ít bị bệnh hơn. Tiến sĩ Low đưa ra một vài gợi ý để giảm căng thẳng và có tâm lý tích cực.

“Hãy tập trung vào những điều tốt đẹp, cho dù chúng nhỏ nhặt, tầm thường đến mức nào. Hãy nghĩ về những người hoặc khoảnh khắc mang lại cho bạn sự thoải mái và hạnh phúc, bày tỏ lòng biết ơn với người khác ít nhất một lần một ngày”, ông cho biết.

Theo ông, tiếp xúc với những người tích cực có thể khiến bản thân nhìn thấy các mặt tươi sáng của cuộc sống. Ông cũng khuyến khích mỗi người tự trò chuyện với bản thân, lan tỏa sự tích cực bằng cách khen ngợi hoặc làm những điều tốt đẹp với người xung quanh.

Vận động và tập luyện cường độ cao để tăng cường thể lực

Tập thể dục thường xuyên giúp giữ cơ thể thon gọn, cung cấp nhiều năng lượng, giúp thư giãn và cải thiện tâm trạng. Nó cũng tốt cho tim, phổi và não, làm giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, ung thư, tiểu đường và Alzheimer.

Nghiên cứu công bố năm 2020 trên tạp chí JAMA Internal Medicine cho thấy tập thể dục cường độ cao có thể nâng cao tuổi thọ. Người hoạt động thể chất nhiều có tỷ lệ tử vong thấp hơn.

Các chuyên gia khuyến cáo tập luyện khoảng 150 phút mỗi tuần, hoặc khoảng 20 phút mỗi ngày. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, “hoạt động mạnh” là tập hợp các động tác làm tăng nhịp tim và nhịp thở, ngưỡng hợp lý là khoảng 70-85% nhịp tim tối đa.