Vốn dĩ ngủ là lúc con người thoải mái nhất. Thế nhưng đối với các cung nữ trong cung, họ lúc nào cũng thấp thỏm lo sợ ngay cả khi ngủ, thậm chí còn phải vô cùng cảnh giác.

Cuộc sống trong Hoàng cung của cung nữ ra sao?

Xuất thân của các cung nữ tốt hơn nhiều so với thái giám, phần lớn là những người không có gốc gác rõ ràng, con cháu của quan lại bị phạm tội hoặc con nhà nghèo được tuyển chọn bởi các quan trong hậu cung.

Một số trường hợp còn lại là do họ tự nguyện muốn vào cung để thấm nhuần các lễ nghi triều đình. Đặc biệt vào nhà Thanh, cung nữ phải có lai lịch rõ ràng, địa vị nhất định trong xã hội, phải con nhà quan viên mới được tuyển vào cung.

Ngoài việc hầu hạ Hoàng đế, họ còn có cơ hội trở thành phi tần, thê thiếp. Vì vậy, trong hậu cung nhà Thanh còn có một quy tắc bất thành văn khi trừng phạt cung nữ không được phép tát vào mặt.

Empty

Ngoài ra, thời gian phục vụ của cung nữ thường ngắn hơn thái giám. Họ có thể rời cung sau 10 năm làm việc, khoảng 25 tuổi có thể quay trở về nhà để kết hôn với người khác. Tuy nhiên, con gái ngày xưa thường lấy chồng ở tuổi 15, 16 nên khi ở ngoài độ tuổi 25, việc kết hôn cũng rất khó khăn.

Những cung nữ sau khi nhập cung đều được dạy dỗ, học phép tắc và cách làm việc. Nếu làm việc không tốt hay học kém, cung nữ cũng bị trừng phạt như đánh hoặc quỳ. Cuộc sống của cung nữ trong cung tương đối tẻ nhạt, phạm vi hoạt động bị hạn chế tối đa, không được tùy tiện đi lung tung.

Cung nữ phải phục vụ chủ nhân của mình tất tần tật mọi thứ, từ chải đầu tới bưng nước, phải giả vờ vui buồn tùy theo sắc mặt của chủ. Cung nữ luôn đứng túc trực bên cạnh chủ nhân hàng tiếng đồng hồ, phải thức đêm canh cho chủ nhân ngủ. Sự canh gác của cung nữ chính là phòng tuyến cuối cùng thông báo nếu có kẻ gian xâm nhập lúc nữa đêm.

Nơi ở của cung nữ rất khác nhau, tùy theo địa vị và vị trí công việc của họ. Nếu cung nữ hầu hạ Hoàng hậu và các phi tần có địa vị cao, trách nhiệm của họ lúc nào cũng phải túc trực bên cạnh chủ nhân.

Vì vậy, họ sẽ sống trong một căn phòng nhỏ bên cạnh phòng của chủ nhân để tiện cho việc gọi bất cứ lúc nào. Còn những cung nữ khác thường sống chung trong một căn phòng nhỏ, điều kiện sống tương đối đơn giản. Tùy theo tính chất công việc sẽ được bố trí nơi ở gần đó và phần lớn sống bên ngoài Tử Cấm Thành.

Cung nữ sẽ không được gặp người thân trong quá trình làm việc trong cung, chỉ có những phi tần mới được phép về nhà thăm gia đình nhưng phải có thái giám đi cùng để đảm bảo không tiết lộ chuyện trong cung ra ngoài.

Trong những năm tháng dài đằng đẵng và buồn chán trong hậu cung, một số cung nữ sẽ chọn kết hôn với thái giám. Mặc dù triều đình ra lệnh cấm nhưng họ cũng là con người bình thường, muốn có được một cuộc sống vợ chồng như bao người.

Sau thời gian phục vụ trong cung, các cung nữ sẽ được rời khỏi Tử Cấm Thành và sống một cuộc đời bình lặng đến cuối đời. Vì vậy, trong mắt người dân thời đó, làm cung nữ trong triều Thanh là một công việc tốt.

Tại sao cung nữ Thanh triều khi ngủ phải khép chân

Quy tắc đặc biệt liên quan tới việc ngủ nghỉ của cung nữ là một trong vô số các quy tắc trong hậu cung Thanh triều.

Khi ngủ, cung nữ bắt buộc khép chặt hai chân, không được để rời ra. Không những thế, khi ngủ họ còn phải nằm nghiêng.

Nếu như bị các cung nữ lớn tuổi tra phòng phát hiện tư thế ngủ không đúng, chắc chắn sẽ phải chịu trừng phạt nghiêm khắc, thậm chí không giữ nổi tính mạng nếu tái phạm nhiều lần.

Có thể thấy rằng nếu như không phải vì hoàn cảnh gia đình bần hàn, có ai lại muốn làm công việc vất vả mà vẫn khó sống tới vậy. Bất đắc dĩ, các cô gái này nhập cung chỉ vì muốn cuộc sống tốt đẹp hơn, người trong nhà có thể ăn no hơn một chút.

Thế nhưng cuộc sống của các tì nữ trong cung quả thật vô cùng đáng thương. Ban ngày mệt mỏi rã rời làm không kể siết, buổi tối vẫn không được yên thân, ngủ một giấc ngon lành. Chẳng những bị xét nét tư thế ngủ, họ còn không được ngủ ngáy.

Empty

Không khó để hiểu khi biết rằng những quy tắc kì quái này đều có liên quan tới tư tưởng mê tín của hoàng thất trong thời kì phong kiến.

Trong mắt hoàng thượng, dạng chân khi ngủ chính là đại bất kính với thần linh. Hai vấn đề vốn dĩ không hề liên quan tới nhau, thế nhưng đường đường là một cơ quan đầu não của quốc gia, đứng đầu là hoàng đế lại cho rằng tư thế ngủ của cung nữ ảnh hưởng tới sự yên ổn của triều đình và thái bình của thiên hạ.

Từ đây có thể thấy, lúc bấy giờ tư tưởng của mọi người cổ hủ tới mức nào.

Vậy nên, hậu cung vô cùng xem trọng tư thế ngủ, yêu cầu nghiêm khắc các cung nữ lớn tuổi kiểm tra mỗi tối, để tránh phạm sai lầm ảnh hưởng tới vận khí của triều đình nhà Thanh.

Nếu như các cung nữ lớn tuổi phát hiện cung nữ nào dạng chân khi ngủ thì sẽ bị phạt, nhẹ là dùng roi, nhiều lần tái phạm có thể sẽ không bảo toàn được tính mạng.

Chúng ta đều biết rằng, ngủ và ngáy xưa nay đều là những việc mà con người ta khó lòng kiểm soát. Một khi đã chím vào giấc ngủ, có ai biết bản thân mình đang như thế nào?

Thế nên, để tránh bị phạt, các cung nữ hầu như đều phải dùng tiền công của mình để đút lót cho các cung nữ tra phòng, chỉ hy vọng họ mở lòng khoan hồng, bỏ qua sai sót. Chẳng thế mà công việc tra phòng này là niềm mơ ước của bao người.

Ngày này, khi nhìn lại ngàn vạn quy tắc mà Thanh triều lập ra, con người ta càng cảm thấy khó mà thấu hiểu cho nổi.

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều đang cảm thấy may mắn vì thời kì phong kiến đã biến mất, con người được hưởng sự bình đẳng, nhân quyền. Cũng vì thế mà càng thương hơn những người đã từng sống và chịu đựng khổ đau do chính quyền phong kiến chuyên quyền gây ra.