Thời gian cúng Táo quân có thể là từ 21 tháng Chạp cho đến khoảng giờ Ngọ (tức 12 giờ trưa) ngày 23 tháng Chạp.
Theo quan niệm của người Việt, ông Công ông Táo là vị thần dõi theo cuộc sống của mọi người trong gia đình. Hàng ngày ông Công ông Táo sẽ ghi lại những việc làm tốt-xấu của gia chủ, để đến cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng. Thiên đình sẽ từ báo cáo đó của Táo quân mà đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.
Vào ngày ông Công ông Táo hàng năm, các gia đình thường làm mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, để trình báo với Ngọc Hoàng những chuyện đã xảy ra trong gia đình suốt một năm qua.
Cúng ông Công ông Táo trước 23 tháng Chạp được không?
Theo lệ xưa, lễ cúng ông Công ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, hiện nay, các chuyên gia cho rằng, tùy vào điều kiện thời gian của mỗi gia đình mà chọn thời điểm phù hợp, giản tiện mà vẫn đảm bảo tính chất thiêng liêng để tiễn Táo quân về chầu trời, báo cáo Ngọc Hoàng.
Có thể cúng ông Công, ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp khoảng 1 – 2 ngày, tức là từ 21 tháng Chạp cho đến khoảng giờ Ngọ (tức 12 giờ trưa) ngày 23 tháng Chạp. Bởi theo quan niệm dân gian thì đây là thời điểm thích hợp để Táo quân kịp thời lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng.
Tuy nhiên, không nên cúng muộn hơn 23h ngày 23 tháng Chạp. Bởi mỗi năm chỉ có một ngày Ngọc Hoàng nghe các Táo báo cáo, do đó Táo quân cần phải lên thiên đình đúng giờ để kịp vào chầu.
Nếu Táo nào lên thiên đình sớm thì phải chờ đến ngày thiết triều và táo nào lên muộn thì không tham gia được. Chính vì thế, các gia đình không nên cúng sau ngày 23.
Năm nay, ngày ông Công ông Táo rơi vào 25/1/2022 Dương lịch, nên các gia đình có thể linh hoạt cúng Táo quân trước vào ngày Chủ nhật 23/1 (tức 21 tháng Chạp).
Cúng ông Công ông Táo năm 2022 giờ nào đẹp?
Tham khảo giờ đẹp các ngày cúng ông Công ông Táo năm 2022 dưới đây:
– Ngày 21 tháng Chạp (tức 23/1/2022 Dương lịc giờ): Ngày Bính Tý, niên mệnh Giản Hạ Thủy, Lục nhâm Lưu niên.
Giờ đẹp trong ngày: Mão (5 giờ – 7 giờ), Ngọ (11 giờ – 13 giờ), Thân (15 giờ – 17 giờ), Dậu (17 giờ – 19 giờ).
Trong đó, giờ Ngọ ngày 21 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân.
– Ngày 23 tháng Chạp (tức 25/1/2022 Dương lịch giờ): Ngày Mậu Dần, Hoàng Đạo, niên mệnh Thành Đầu Thổ, Lục nhâm Xích khẩu. Giờ đẹp trong ngày: Thìn (7 giờ – 9 giờ), Tỵ (9 giờ – 11 giờ).
Trong đó, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để các gia đình tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân về trời (như đã nêu phía trên).
Ông Công ông Táo là ai?
Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc, và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Theo tích của người Việt, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau nhưng họ mãi không có con, vì vậy dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát, dằn vặt vợ.
Một hôm, chỉ vì chuyện nhỏ, Cao lại gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến xứ khác và gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao sau khi nguôi giận thì quá ân hận nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường, cuối cùng tình cờ mò vào xin ăn đúng nhà của Thị Nhi nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhận ra người hành khất là chồng cũ, Nhi mời vào nhà nấu cơm cho ăn. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.
Chẳng may đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo