Sợ hãi là một cảm xúc mạnh mẽ, nó hữu ích vào một vài thời điểm nhưng lại là một trở ngại rất lớn ở nhiều lúc khác. Hiểu được cách tránh những nỗi sợ hãi là như thế nào sẽ giúp bạn có thể bắt đầu sống một cuộc sống thực sự hoành tráng.

Sợ làm thất vọng chính mình

Nếu bạn đã từng thất bại – trong kinh doanh, mối quan hệ, hay bất cứ điều gì – bạn có thể bị ám ảnh bởi những ký ức đó. Nhưng nếu bạn thất bại trong quá khứ, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ phải tiếp tục chịu thất bại.

Hãy bắt đầu tạo ra tương lai từ trí tưởng tượng, chứ không phải trải nghiệm quá khứ. Đừng để quá khứ cướp đi tương lai của bạn. Học hỏi từ quá khứ và tiếp tục tiến lên phía trước.

Bạn chỉ có một cơ hội duy nhất trong cuộc sống này đó là tiến lên với nỗ lực tối đa, bạn có thể tạo ra một cuộc sống mà khi nhìn lại bạn sẽ không hối tiếc.

Sợ thành công

Sợ thành công cũng đáng sợ như nỗi sợ thất bại. Thông thường nỗi sợ thành công này xảy ra do trì hoãn. Như Denis Waitley đã nói, “Mọi người trì hoãn vì họ sợ sự thành công mà họ biết sẽ dẫn đến điều gì nếu họ tiến lên trước. Bởi vì thành công là rất nặng nề và mang một trách nhiệm cùng với nó. Sẽ dễ dàng hơn để trì hoãn và sống qua ngày”.

Tâm trí của bạn muốn bạn được an toàn và được bảo vệ. Nhưng để trở nên thành công lớn ở bất kỳ lĩnh vực nào, bạn phải trải qua sự thay đổi trên bước đường sự nghiệp.

Empty

Nếu còn giữ nỗi sợ này, bạn có thể sẽ phá hoại những nỗ lực của bạn để hoàn thành mục tiêu và ước mơ lớn nhất. Ngừng trì hoãn và bắt đầu thực hiện những hành động lớn ngay bây giờ.

Sợ nói trước đám đông

Nỗi sợ hãi nói trước đám đông được xem là nỗi sợ số một trong xã hội ngày nay. Ngay cả những người diễn thuyết tốt nhất trên thế giới vẫn trải qua sự sợ hãi, dù chỉ là một chút. Như Mark Twain đã nói, “Có hai kiểu nhà diễn thuyết; những người lo lắng và những kẻ nói dối”.

Nỗi sợ này thực sự làm tổn thương người khác nhiều như nó làm bạn tổn thương. Đó là bởi vì nỗi sợ này ngăn cản mọi người nhìn thấy niềm đam mê và tài năng khi chia sẻ với người khác.

Giống như bất kỳ sự sợ hãi nào, vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông của bạn bằng cách giải quyết ngay vấn đề đầu tiên. Tham gia một câu lạc bộ, hội thảo hay làm tình nguyện viên cộng đồng, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để tập trình bày.

Sợ thay đổi

Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn thử một sở thích mới, chơi một môn thể thao mới hoặc chuyển sang một nghề mới. Tôi chắc rằng sự thay đổi này làm bạn cảm thấy thực sự khó khăn và khó chịu ngay từ đầu. Và khi bạn cảm thấy khó chịu, thật dễ dàng để tránh né đó là ngừng thay đổi.

Empty

Một ý tưởng tốt là giữ mức độ khó chịu ở mức tối thiểu và từ từ thực hiện hành động tiến tới mục tiêu của bạn. Bắt đầu với một mục tiêu lớn và sau đó tách nó ra làm nhiều mục tiêu nhỏ, để mỗi bước đi không có vẻ gì là đáng sợ. Đừng sợ thay đổi, nỗi sợ hãi sẽ ở cùng bạn, cùng một nơi vào năm tới cũng giống như cái bạn cảm nhận lúc này.

Sợ mình không đủ tốt

Nỗi sợ hãi này có thể giống như “Công việc đó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng giao tiếp và tôi rất kém về khoản đó” hoặc “Công ty đó chỉ tuyển người tốt nghiệp đại học lớn, nên tôi không bao giờ có thể vào đây”.

Bí quyết để vượt qua nỗi sợ hãi này là tự chỉnh suy nghĩ của mình. Hãy hỏi bản thân:

– Suy nghĩ này có đúng không? Có thể bạn sợ mình sẽ làm rối tung, làm không tốt một bài thuyết trình của nhóm trước công ty và sẽ bị đánh giá. Thực tế, suy nghĩ này bị điều khiển bởi thành kiến tiêu cực trong não và không bắt nguồn từ sự thật.

– Nhận được gì khi nghĩ mình kém? Giả sử bạn vừa được thăng chức, nhưng có một ai đó khiến bạn cảm giác mình không đủ năng lực cho nhiệm vụ mới. Hãy hỏi bản thân: Liệu suy nghĩ này có giúp bạn đảm đương nhiệm vụ tốt không? Dĩ nhiên là không. Một khi nhận ra, hãy nghĩ xem bạn có thể làm gì để tăng cơ hội thành công. Tham gia khóa học nâng cao kỹ năng, đọc sách và học hỏi từ một số người tài giỏi hơn sẽ có ích cho bạn.