Vào những ngày cuối năm nhiều người vẫn có thói quen dùng khăn với nước lã lau bàn thờ. Thế nhưng, theo các chuyên gia phong thủy thì đây lại là cách làm chưa đúng.

1 – Nên dùng loại nước nào để lau dọn bàn thờ mới là đúng?

Rượu pha gừng

Khi lau dọn bàn thờ, đặc biệt là lau bài vị hay tượng thờ thì tuyệt đối không được dùng nước lạnh mà phải dùng rượu pha loãng với gừng giã nhỏ. Theo quan niệm dân gian thì gừng và rượu có công dụng trừ tà rất tốt, nó sẽ giúp loại bỏ những vết bẩn, tẩy uế, đuổi sạch xui xẻo của năm cũ đi. Nhờ vậy, bàn thờ mới được sạch sẽ, thoáng mát để sẵn sàng đón một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.

Nước rượu pha tỏi

Cũng giống như gừng, tỏi pha rượu không chỉ tẩy vết bẩn bám dính hiệu quả mà còn giúp cho bài vị, bát hương, bát đựng đồ lễ, chén rượu… sạch bong như mới. Không phải cứ Tết mới dùng, mọi người có thể ngâm sẵn rượu tỏi để lau dọn bàn thờ thường xuyên, việc này sẽ giúp xua đi những vận xấu đang đeo bám, mang lại luồng khí mới tốt đẹp hơn.

bo-sofa-go-oc-cho-66

Nước thảo dược

Nước thảo dược hay còn được gọi là nước bao sái, gồm 5 thứ thảo dược (quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn). Để có được thứ nước này, mọi người đun sôi 1,5 lít nước, sau đó cho các nguyên liệu kể trên vào, đun tiếp 2 phút rồi tắt bếp để âm. Lấy nước thảo dược lau dọn bàn thờ và đồ cúng, chú ý lau cẩn thận, tỉ mỉ để tránh rơi vỡ đồ đạc, vật phẩm gia tiên.

2 – Cách dọn bàn thờ để không bị “tán lộc, động tài”

Trước khi dọn ban thờ, người dọn thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn ban thờ.

Sau đó, gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.

Điều quan trọng và đáng chú ý nhất là việc lau dọn phải được thực hiện hoàn toàn bằng nước ấm, tuyệt đối không được dùng nước lạnh. Nếu có nhiều bài vị cần phải đổi chậu nước khác, không dùng chung nước để tránh việc bất kính.

Bài vị tổ tiên được lau trước rồi sau đó chuyển sang thu dọn bát hương. Thông thường, người dọn sẽ tỉa chân hương – hay rút chân hương rồi lấy một chiếc thìa nhỏ để xúc từng thìa một đổ tro ra ngoài để tránh nguy cơ “tán tài”.

Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật, ta sẽ dùng 7 tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh. Khi tiền vàng cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết thì đổ tro vào một lần, như vậy gọi là “ra nhỏ vào lớn”, ý là “tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ”.

Tro trong bát hương có thể được đem đổ ra sông, suối, ao hồ và sau đó thay bằng tro mới hoặc có những gia đình lọc lại tro để dùng tiếp.

Dọn dẹp xong xuôi, người ta có thể lau bàn thờ sạch sẽ bằng khăn sạch và nước ấm. Nén đầu cắm ở vị trí 1 giờ và khi cắm hương thì đọc “năm năm đều tốt”. Que thứ hai cắm ở vị trí 2 giờ, khi cắm đọc tháng tháng đều tốt. Que thứ 3 cắm ở vị trí 3 giờ và đọc ngày ngày đều tốt… Cứ như vậy cho đến nén thứ 12 thì xong.

Tuy nhiên, tục này có phần rườm rà và ít người còn thực hiện. Thường sau khi lau dọn xong, gia chủ thắp hương và khấn một lần nữa báo cáo công việc đã hoàn tất đồng thời cầu xin gia tiên phù hộ độ trì cho con cháu mạnh khỏe bình an là kết thúc công việc lau dọn ban thờ.

Lưu ý quan trọng khi lau dọn ban thờ:

– Chổi quét hoặc khăn lau ban thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng.

– Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để lau sạch bàn thờ.

– Khi lau bát hương, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, ngũ vị hương… lau cho sạch.

– Điều quan trọng cuối cùng là chúng ta phải làm việc này một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên.

(Bài viết chỉ mang tính tham khảo)