Người nhiễm COVID-19 nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khỏi bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài. Trong số đó, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là buồn nôn và nôn ói chiếm một số lượng không nhỏ.

Vì sao hậu COVID-19 lại gây buồn nôn và nôn?

Buồn nôn là cảm giác rất khó chịu (muốn nôn ra) do sự kích thích thần kinh vào trung tâm nôn ở hành tủy. Nôn là sự tống xuất mạnh chất chứa trong dạ dày do sự co thắt không tự chủ của cơ thành bụng khi cơ thắt tâm vị và cơ thắt thực quản dưới giãn. Buồn nôn và nôn là hai triệu chứng thường đi kèm với nhau.

Nguyên nhân có thể do:

– SARS-CoV-2 xâm nhập trực tiếp qua trung gian thụ thể ACE2 ở biểu mô đường tiêu hóa. Các nhà khoa học đã quan sát thấy cách SARS-CoV-2 có thể lây nhiễm qua tế bào đường tiêu hóa của con người. Họ cũng phát hiện ra rằng chỉ cần một lượng nhỏ ACE2 đã có thể đủ cho sự xâm nhập của virus.

tang-khang-the-chong-covid-2

SARS-CoV-2 thường khu trú tại tế bào biểu mô tuyến dạ dày, tá tràng và trực tràng. Nếu hệ thống miễn dịch không đủ mạnh để đánh bại virus, SARS-CoV-2 sẽ tăng sinh nhanh chóng. Từ đó gây giảm số lượng ACE2 và phá hủy các tế bào của vật chủ. Trong khi đó, việc ACE2 giảm dẫn đến giảm khả năng bảo vệ cơ quan. Kết quả là, chức năng tiêu hóa bị tổn thương và tăng nhanh quá trình viêm từ đó gây buồn nôn và nôn nhiều.

– Phản ứng của hệ thống miễn dịch sẽ sản xuất các cytokine tiền viêm và chemokine. Đồng thời kích hoạt phản ứng tế bào T để loại bỏ virus trong trường hợp nhẹ. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng hơn, tổn thương mô do virus có thể kích hoạt các tế bào đơn nhân, đại thực bào và tế bào đuôi gai sản sinh quá nhiều cytokine tiền viêm, dẫn ” cơn bão cytokine “. Phản ứng viêm toàn thân này có thể làm tổn thương rất nhiều cơ quan và hệ thống trong cơ thể, bao gồm cả hệ tiêu hóa.

– Có thể do các dụng phụ trong điều trị COVID-19 như khi uống remdesivir .

– Do Đây là nguyên nhân phổ biến của nôn và buồn nôn hậu COVID-19. Bên cạnh sự khủng hoảng của hệ thống y tế, giãn cách xã hội kéo dài kèm theo gánh nặng kinh tế khiến cho bệnh nhân có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đặc biệt là những người dễ bị tổn thương như nhân viên y tế, trẻ em và người già. Mặc dù chưa có dữ liệu cụ thể, nhưng yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đến các triệu chứng hậu COVID-19 .

Xử trí nôn và buồn nôn hậu COVID-19 như thế nào?

Khi mắc COVID-19, triệu chứng buồn nôn và nôn sẽ xuất hiện cấp tính (tần số cao) kèm theo các triệu chứng tiêu hóa khác, đặc biệt là tiêu chảy , đau bụng, chán ăn. Những triệu chứng này có thể xảy ra trước các biểu hiện hô hấp.

Tuy nhiên, nôn và buồn nôn hậu COVID-19 xảy ra không thường xuyên nhưng vẫn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để khắc phục tình trạng này có thể dùng thuốc. Ngoài ra, các can thiệp về chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng sẽ giúp tăng hiệu quả.

Người khỏi bệnh Covid-19 cần chăm sóc sức khỏe ra sao?

Người bệnh nên vận động nhẹ nhàng (đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp chậm, tập dưỡng sinh…), hạn chế làm việc nặng mà nên làm việc nhẹ tăng dần cường độ, giúp giải tỏa căng thẳng.

Cần chú ý tập thở (hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày). Bên cạnh đó cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút/ngày (có thể vào buổi sáng sớm hoặc nắng chiều, chia thành 3-4 lần, mỗi lần 5-10 phút là vừa), việc làm này sẽ giúp cho điều hòa nhịp sinh học của cơ thể.

Bên cạnh đó, người bệnh không nên sống một mình hoặc tự cô lập với mọi người trong nhà. Các thành viên trong gia đình nên khuyến khích họ tham gia các hoạt động cùng với người thânnhư chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa,…Đặc biệt với người cao tuổi, việc trò chuyện cùng người thân trong gia đình và được người thân động viên, giúp đỡ sẽ giúp giảm sự lo lắng, kích thích hoạt động não sau khi khỏi bệnh COVID-19 rất tốt.

Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh cần tránh những thức ăn khó tiêu: nhiều mỡ, nhiều chất béo, không nên ăn sau 19h tối. Ngoài ra cần hạn chế dùng trà, cà phê về đêm, nên ăn nhiều rau quả, trái cây, nước mát và uống đủ 1,5-2 lít nước trong ngày. Thay đổi món ăn thường xuyên, chế biến thức ăn, bài trí thức ăn hấp dẫn tạo mùi thơm thay đổi kích thích vị giác, chia nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Ngay cả khi đã phục hồi và âm tính, người bệnh vẫn nên chú ý tuân thủ thật nghiêm túc 5K đề phòng bệnh. Cần hạn chế nhìn vào màn hình điện thoại/thiết bị điện tử liên tục trong ngày