Tại sao hoàng đế nhà Thanh không thích sống trong Tử Cấm Thành mà phần lớn thời gian đều đến nơi này? Hãy cùng chuyên mục khám phá tìm hiểu ngay.
Nơi mà Hoàng đế nhà Thanh hay lui tới nhất là đâu?
Hoàng đế ở Tử Cấm Thành sẽ nhận được hưởng sự phục vụ tốt nhất từ người hầu cũng như được nếm thử tất cả những món ngon, bảo vật tinh túy trong nhân gian. Thế nhưng các hoàng đế triều Thanh lại không hề muốn sống trong Tử Cấm Thành, phần lớn thời gian họ đều đến nơi khác là Viên Minh Viên.
Tại sao hoàng đế không thích ở trong Tử Cấm Thành? Trong những bộ phim Trung Hoa thời phong kiến chúng ta vẫn nhìn thấy hình ảnh các vị hoàng đế tự do tự tại trong chốn hoàng cung, nhưng thực chất không hoàn toàn như vậy.
Trên thực tế, trong cung có hàng trăm hàng nghìn quy tắc nghiêm khắc được truyền từ đời này sang đời khác. Hoàng đế không phải muốn xóa là có thể bỏ được. Cụ thể là cơ chế làm việc nghiêm khắc của phòng Kính sự đã gây ra cảm giác gò bó của hoàng thượng khi sống trong cung.
Chính vì sự khó chịu không mong muốn ấy mà các vị hoàng thượng thường rất thích đi ra khỏi cung. Đa phần các hoàng đế triều Thanh đều thích đến Viên Minh Viên nghỉ ngơi, thậm chí họ còn dành rất nhiều thời gian để ở đây xử lý việc chính sự. Viên Minh Viên có điều gì đặc biệt mà các hoàng thượng đều muốn trốn khỏi Tử Cấm Thành mà đến đây.
Viên Minh Viên có tên đầy đủ là Viên Minh Tam Viên, nơi đây là viên lâm được xây dựng để phục vụ riêng cho hoàng gia. Cấu trúc do ba viên lâm là Viên Minh Viên, Trường Xuân Viên và Kỳ Xuân Viên hợp thành. Đây cũng là lý do viên lâm này được lấy tên Viên Minh Tam. Khu viên lâm này là tập hợp của rất nhiều khu vườn vừa và nhỏ phân bố ở ba mặt đông, tây, nam.
Thời gian không lên chầu Hoàng đế Thanh triều làm gì?
Những khi không bị ngập đầu trong các công việc triều chính, hoàng đế sẽ dành buổi chiều đọc sách hoặc thưởng thức một vài thú vui tao nhã, như hội họa, thi ca, hoặc kinh kịch. Các bậc quân vương thường ngủ sớm vào lúc 9 giờ tối, vì vậy họ có thể thức giấc trước lúc bình minh.
Giáo dục và tín ngưỡng là không thể tách rời trong thế giới quan của những vị hoàng đế sáng suốt dưới triều Thanh, bắt đầu từ Thuận Trị – hoàng đế đầu tiên cai trị toàn cõi Trung Hoa, đồng thời là người thiết lập truyền thống thờ Phật hàng ngày. Ngoài phiên thiết triều buổi sáng, hoàng đế sẽ dành phần lớn thời gian buổi tối để tham gia cầu nguyện Phật giáo hay các nghi lễ Pháp sư được truyền lại theo phong tục Mãn Châu. Tất cả các nghi thức chính, như tôn kính Thiên và Địa, hoặc các nghi lễ đất đai và ngũ cốc, đều luôn được các bậc đế vương tham dự và tự mình chủ trì.
Những nhà cai trị thành công nhất của triều Thanh cũng là những người giàu tâm linh và từng viết nhiều về tu luyện Phật pháp, cũng như các triết lý đạo Phật. Tất cả các vị hoàng đế đều nhận được nền giáo dục cổ điển từ các thầy giảng dạy. Ngay cả nơi ở của nhà vua cũng có tên là Dưỡng Tâm điện.
Các hoàng đế nhà Thanh cũng là những nghệ sỹ nhiều thành tựu. Vua Càn Long (1736-1795) nổi tiếng với tài thư pháp, còn vua Khang Hy, trong thời Nho giáo thịnh hành, đã dành thời gian rảnh để nghiên cứu về truyền thống âm nhạc từ cả Đông và Tây. Người Mãn Châu bảo trợ cho nghệ thuật và văn hóa từ thời đầu cai trị đất nước, không nghi ngờ điều này đã đóng góp vào thành công của họ trong việc cai trị đất nước Trung Hoa.