Loại gạo này đặc trưng là hạt gạo màu tím đen, thân hạt dài. Đây được đánh giá là một trong những loại gạo có hàm lượng protein cao nhất.

Gạo trắng vốn đã là món ăn quen thuộc trong khẩu phần ăn hàng ngày của người Việt. Nhưng các mỹ nhân Việt lại ưu ái gạo đen hay còn gọi là gạo lứt đen để bổ sung vào thực đơn. Loại gạo này có đặc trưng là tím đen, thân hạt dài. Đây được đánh giá là một trong những loại gạo có hàm lượng protein cao nhất.

1
2

Theo ước tính trong 100g gạo đen có chứa khoảng 9g protein, trong khi ở khối lượng gạo lứt tương đương chỉ có khoảng 7g protein mà thôi. Trong 100g gạo đen nấu chín có chứa khoảng 100 kcal; còn trong 100g gạo trắng đã nấu chín có chứa khoảng 130 kcal. Nhờ hành phần giàu protein lại ít kcal, nên gạo đen được nhiều cô nàng sử dụng trong thực đơn thay cho cơm gạo trắng quen thuộc để giúp giảm cân, giữ dáng hiệu quả.

Gạo đen cũng có vai trò quan trọng trong việc làm đẹp da, ngừa lão hóa. Trong gạo đen có chứa chất chống oxy hóa mạnh là anthocyanin, đây cũng chính là chất tạo ra sắc tố tím đen đặc trưng của loại gạo này.

Trong gạo đen còn có chứa hơn 23 hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa, bao gồm flavonoid và carotenoid có vai trò quan trọng trong việc hấp thu vitamin C, bảo vệ da khỏi các gốc tự do có hại và chống lại tác hại của tia cực tím. Do đó, gạo đen cũng giúp hỗ trợ tăng sinh collagen, làm đẹp da, ngừa lão hóa, làm giảm vết thâm. Bên cạnh đẹp dàng, làm đẹp da, gạo đen còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng cường thị lực, giảm nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ.

5

Cách nấu gạo đen cũng tương tự như các loại gạo lứt thông thường, với tỷ lệ gạo/ nước khoảng 1/1,5. Sau khi nấu, bạn có thể ăn gạo đen như gạo trắng thông thường hoặc kết hợp để làm salad với rau củ, cơm cuộn. 

Gạo trắng đã trải qua quá trình tinh chế còn gạo lứt vẫn có vỏ bên ngoài và cám cung cấp “sự trọn vẹn tự nhiên” với hạt ngũ cốc và rất giàu protein, thiamin, canxi, magiê, chất xơ và kali. Đối với những người đang cố gắng để giảm cân hoặc những người mắc bệnh đái tháo đường, gạo lứt có thể chứng minh có lợi cho sức khỏe do có chỉ số đường huyết thấp và ít gây đề kháng insulin.

Tuy nhiên có một số trường hợp không nên ăn gạo lứt như:

Chức năng tiêu hóa kém

Nếu bạn đang gặp rắc rối với hệ tiêu hóa của mình, hệ tiêu hóa không tốt thì không nên ăn gạo lứt. Bởi gạo lứt có chứa quá nhiều chất xơ sẽ tạo gánh nặng lớn cho dạ dày, khiến bệnh tình thêm tăng nặng. Bên cạnh đó, do gạo lứt chứa nhiều chất xơ nên nếu ăn nhiều sẽ khiến cho bạn dễ bị cồn ruột, dạ dày phải hoạt động vất vả hơn rất nhiều. 

Những người đang thiếu canxi, sắt

Gạo lứt giống như ngô và một số thực phẩm giàu chất xơ tốt cho những ai muốn giảm cân, bị tiểu đường, mỡ máu. Nhưng nếu bạn đang trong diện suy dinh dưỡng cơ thể thiếu sắt, và canxi thì không nên ăn gạo lứt kẻo thêm bệnh tật thêm nặng.