Bạn có từng nghe câu, gan tốt sức khỏe sẽ tốt. Việc giữ gìn một lá gan khỏe mạnh cũng giống như bạn luôn giữ một cơ thể khỏe mạnh vậy. Dưới đây là 3 loại nước cực kỳ đơn giản nhưng lại rất có ích cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

Gan giống như là một nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm nhiệm cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh. Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng và một số các chức năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc; sản xuất dịch mật – quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn của ruột, gan tiết dịch mật và chuyển hóa chất béo.

Về cơ bản, lá gan có chức năng lọc và tinh chế, loại bỏ độc tố ra khỏi máu các chất độc hại sinh ra từ ruột hay nội sinh. Chính vì vậy việc đảm bảo một lá gan khỏe mạnh cũng giống như giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Để làm được điều đó, bạn nên dùng các loại nước sau đây góp phần bảo vệ gan cũng như bảo vệ sức khỏe của bạn.

1. Nước bột sắn dây

Bột sắn dây là bột thu được từ việc lọc nhiều lần tinh chất từ củ của cây sắn dây. Bột sắn dây có màu trắng, dạng bột rắn, có thể dùng để pha thành nước uống hoặc để nấu chín thành chè, soup, làm bánh, đắp mặt nạ dưỡng da,.. Nước bột sắn dây là thức uống mát, giúp giảm nhiệt cơ thể, cải thiện rối loạn mỡ máu, giảm độc tố tích tụ trong gan.

Bạn có thể pha bột sắn dây với nước đun sôi để nguội để uống trực tiếp, hoặc pha với nước sôi, nấu chè bột sắn. Bạn hãy lấy 12 gam bột sắn dây pha với 200ml nước sôi để nguội, có thể cho thêm đường hoặc nước cốt tranh tùy theo ý thích. Thời điểm thích hợp để uống nước sắn dây là sau bữa ăn trưa hoặc ăn tối từ 30 phút đến một tiếng. Đây là thời điểm uống bột sắn dây tốt nhất, hiệu quả nhất và an toàn cho sức khỏe. Bởi lúc này cơ thể đã nạp đủ năng lượng và bột sắn dây sẽ có tác dụng cung cấp các dưỡng chất bổ sung hiệu quả nhất. Tuyệt đối không nên uống nước bột sắn dây khi đang đói bụng.

Cần chú ý, bột sắn dây chỉ nên uống chín, và pha một lượng vừa đủ mà thôi. Mỗi ngày cũng chỉ nên uống 1 ly nước sắn dây vì chúng có tính hàn rất mạnh nên dễ dẫn đến tiêu chảy. Phụ nữ mang thai không nên dùng bột sắn dây khi cơ thể đang lúc mệt mỏi, lạnh trong người. Sử dụng nước sắn dây an toàn nhất khi thời tiết nóng bức, cơ thể tăng nhiệt.

uong-nhieu-nuoc-bot-san-day-co-gay-soi-than-khong11476782773

2. Nước trà hoa cúc

Trà hoa cúc thường được làm từ các loại hoa cúc trắng hoặc vàng có bông nhỏ được hái vào mùa hoa nở. Hoa cúc sau khi hái về nên rửa sạch bụi bẩn, để sấy hoặc phơi khô. Trà có thể pha chung với mật ong, cam thảo, táo đỏ, atiso…để thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, mát gan… Nước trà hoa cúc sẽ giúp bạn dưỡng gan, mát gan, thúc đẩy tuần hoàn trao đổi chất, rất thích hợp với những người tiếp xúc với bức xạ điện tử hàng ngày như dân công sở, văn phòng… Nó giúp giải độc gan, tránh tích lũy các chất độc hại trong gan, phóng xạ và tăng sức đề kháng. 

Chúng ta nên uống trà hoa cúc khi vừa thức dậy và sau bữa ăn khoảng 30 phút và trước khi đi ngủ 30 phút. Lưu ý, dù trà hoa cúc đem lại rất nhiều lợi ích nhưng không nên lợi dụng quá nhiều. Phụ nữa mang thai nên chú ý khi sửu dụng loại nước này và tuyệt đối không nên uống khi đói bụng.

ha1gm3-1569149470-7660-1569149677_png

3. Nước uống kỷ tử

Kỷ tử là thức quả thảo mộc nổi tiếng được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc. Kỷ tử có vị ngọt và có thể ăn trực tiếp bằng cách ép nước hoặc uống trà. Ngoài ra, kỷ tử còn có thể được dùng dưới dạng chiết xuất bột và viên nén. Theo các nghiên cứu khoa học, các loại quả mọng có màu xanh hoặc đỏ sẫm bao gồm cả kỷ tử đều chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại thiệt hại từ các gốc tự do.

Ngoài ra, chúng còn cung cấp 11 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể của chúng ta, hơn nhiều các loại quả thông thường khác. Đối với gan, kỷ tử giúp bổ thận, mát gan, thanh tâm, sáng mắt rất phù hợp với những ngành nghề phải sử dụng mắt nhiều.

Trà kỷ tử rất bổ dưỡng và thường có thể kết hợp với các loại trà thảo mộc khác như hoa cúc, táo đỏ…

Tuy nhiên, đây là một loại nước khá kén người sử dụng. Nguyên nhân là do kỷ tử có tác dụng làm nóng cơ thể tương đối mạnh, nên khi cơ thể bị cảm sốt, viêm nhiễm, bị đi ngoài tốt nhất không nên dùng. Không nên sử dụng trà kỷ tử quá nhiều trong một ngày có thể gây nên mắt bị đỏ, khó chịu, giảm thị lực. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo tuyệt đối không ăn quả kỷ tử vì chúng có thể gây sẩy thai. Ngoài ra, nếu đang cho con bú, loại quả này cũng sẽ không thích hợp bởi sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.

203208-cach-pha-tra-ky-tu-don-gian

Việc sử dụng các loại trà này mỗi ngày sẽ đem đến lợi ích rất lớn cho gan nhưng nên chú ý về liều lượng và thời gian sử dụng, những người không nên sử dụng để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất.