Một trong những ưu điểm lớn của bếp từ là giúp giảm thời gian nấu nướng. Nếu bạn muốn dùng bếp từ mà vẫn tiết kiệm được tiền điện thì hãy áp dụng những mẹo nhỏ này.
Đặt nồi đúng vị trí
Đặt nồi vào đúng vị trí nấu là một trong những cách tiết kiệm điện hiệu quả. Đối với bếp từ, vị trí của mâm từ được thể hiện bằng vòng tròn trắng trên mặt kính của bếp. Nếu bạn đặt nồi đúng vào vị trí này thì việc nấu nướng sẽ nhanh hơn đồng thời tránh được việc tiêu hao điện năng một cách lãng phí khi dùng bếp.
Bên cạnh đó, việc đặt nồi nấu đúng vị trí giúp trọng lượng nồi được phân bổ đều và giúp mặt kính bền hơn.
Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và không nấu ở nhiệt độ cao quá lâu
Tùy từng món ăn khác nhau bạn nên điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Ví dụ khi nấu món rán thì nên chỉnh nhiệt độ thấp, món xào thì chỉnh nhiệt cao hơn. Chọn mức nhiệt cao có thể giúp nước nhanh sôi, thức ăn nhanh chín nhưng cũng khiến bếp tiêu thụ nhiều điện năng hơn.
Vì vậy, nếu đun ở nhiệt độ cao bạn chỉ nên đun trong thời gian ngắn. Khi nước sôi thì nên hạ nhiệt xuống mức thấp hơn.
Sử dụng đúng chức năng của bếp từ khi nấu
Một số loại bếp từ được nhà sản xuất tích hợp nhiều chức năng khác nhau. Mỗi chức năng sẽ được lập trình sẵn để đạt hiệu quả tốt cho việc nấu nướng. Khi sử dụng, bạn chỉ cần nhớ sử dụng đúng chức năng là cũng giúp tiết kiệm kha khá tiền điện.
Chuẩn bị đầy đủ trước khi nấu
Bật bếp lên mà chưa chuẩn bị được đồ ăn sẽ khiến điện năng tiêu hao một cách không cần thiết. Trước tiên, bạn hãy sơ chế, chuẩn bị sẵn nguyên liệu, dụng cụ nấu ăn, đặt nồi lên bếp rồi mới bật bếp, điều chỉnh nhiệt độ. Làm theo cách này giúp bạn tiết kiệm được cả thời gian nấu cũng như năng lượng tiêu thụ.
Chọn loại nồi phù hợp
Đối với bếp từ không phải loại nồi nào cũng dùng được. Loại bếp này chỉ nhận nồi mà phần đáy có từ tính. Vậy nên bạn cần chọn loại nồi làm từ chất liệu nhiễm từ như thép, thép không gỉ, sắt tráng men, nồi có đáy từ,… Chọn đúng nồi phù hợp không chỉ giúp dẫn nhiệt tốt mà còn giúp thực phẩm nhanh chín hơn và cũng tiết kiệm được tiện năng tiêu thụ.
Bên cạnh đó bạn cũng nên chọn nồi có đáy tròn với kích thước phù hợp với vòng lửa của bếp. Khi đó nhiệt tập trung vào đáy nồi. Khi chế biến các món ninh, hầm nên chọn nồi áp suất hoặc nồi ủ sẽ giúp tiết kiệm đến 80% lượng điện tiêu thụ.
Tắt bếp trước vài phút
Sau khi tắt bếp từ, bếp vẫn còn hơi nóng đủ để thức ăn chím thêm. Vì vậy khi thức ăn gần chín bạn có thể tắt bếp để tiết kiệm điện năng.
Ngoài các mẹo vặt trên bạn nên thường xuyên vệ sinh bếp. Bề mặt bếp sạch sẽ, sáng bóng cũng giúp tiết kiệm điện hiệu quả. Bạn cũng có thể chọn mua bếp từ tiết kiệm điện, bếp từ được trang bị các tính năng như tính năng nấu nhanh, hâm nóng, tự động ngắt nhiệt tránh dư thừa điện năng,…