Mới đây giới khoa học Nga đã đưa ra lý giải về sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Omicron và không nên coi biến chủng này là làn sóng cuối cùng để chấm dứt đại dịch.

Theo chuyên gia Alexander Semenov thuộc Trung tâm khoa học về virus và công nghệ sinh học của Rospotrebnadzor, người bị nhiễm biến chủng Omicron có thể lây nhiễm cho người khác chỉ trong vài giờ sau khi virus xâm nhập vào cơ thể.

Các nhà khoa học Nga cho rằng: “Điều khó chịu nhất là vì sự nhân lên nhanh chóng của biến chủng Omicron, bạn có thể trở thành người phân phối virus không phải 3 hoặc 4 ngày sau khi nhiễm bệnh, mà chỉ sau một vài giờ”.

Tuy nhiên chúng cũng nhanh chóng đào thải ra khỏi cơ thể sau khoảng một tuần. 

055ED664-4554-4D47-AFEF-0F4D6BAAB25B

Về thông tin cho rằng biến chủng Omicron là giai đoạn cuối của đại dịch, các nhà khoa học Nga cho rằng, nhận định này không có cơ sở.

Ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch tễ và vi trùng học mang tên Gamalei nêu quan điểm: “Tôi không cho rằng, đây là giai đoạn cuối của đại dịch. Điều đó sẽ hoàn toàn sai lầm. Vì lý do đơn giản mà chúng ta đang nói bây giờ, và tại thời điểm này, nhiều biến thể mới của mầm bệnh COVID-19 đang xuất hiện”.

Ngay cả người từng bị bệnh hoặc đã tiêm vắc xin vẫn có nguy cơ nhiễm biến chủng mới. Với người được tiêm chủng hai mũi vắc xin Sputnik-V thì 75% những người được chủng ngừa có chứa kháng thể trung hòa đối với chủng Omicron. Còn những người được tiêm nhắc lại bằng vaccine Sputnik-Light, trong vòng ba tháng sau khi tiêm, thì 100% đều có kháng thể trung hòa với chủng Omicron.

Tại Nga, chủng Omicron đang lây lan nhanh và chiếm ưu thế hơn so với chủng Delta. 

Biến thể Omicron lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi và Botswana vào đầu tháng 11/2021.

Xét nghiệm lại đã cho thấy các mẫu nhiễm biến thể Omicron ở Anh vào ngày 1/11 và 3/11; ở Nam Phi, Nigeria và Mỹ vào ngày 2/11.

Vào tháng 12/2021, biến thể Omicron đã nhanh chóng lây lan toàn thế giới.