Mùa vải đã tới và ai trong chúng ta cũng mong được thưởng thức những quả vải thơm ngon, ngọt nổi tiếng thế giới. Tuy vậy, nhiều người cũng cảm thấy e sợ vì ăn nhiều vải có thể dẫn đến nóng trong, nổi mụn.

Vải đang bắt đầu vào mùa, nhiều người trong chúng ta muốn mua ngay vài cân vải để thỏa cơn thèm thuồng. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cảm thấy e ngại vì ăn vải có thể gây nóng trong, nổi mụn.

Cụ thể thì rất nhiều người khi ăn vải xong liền xuất hiện hiện tượng bị nóng trong, nổi mụn, phát ban khắp cơ thể. Vậy làm thế nào để vải cho đỡ nóng, thậm chí chẳng lo bị nóng, nổi mụn?

Đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) và ThS.BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng) đã ‘bật mí’ các cách ăn vải không sợ bị nóng.

unnamed

Dưới đây là các cách ăn vải không bị nóng, nổi mụn hay ngộ độc được các chuyên gia chia sẻ như sau:

Trước khi ăn vải nên uống một chút nước muối

Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, nước muối có tác dụng phòng trừ sinh hỏa. Trước khi ăn vài uống chút nước muối sẽ giảm tối đa nguy cơ nóng trong, phát ban do nhiệt. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà thảo mộc lạnh, ăn chè đậu xanh, canh bí đao… cũng có tác dụng giảm nóng khi ăn vải hiệu quả.

Khi ăn vải nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi quả vải

Theo ThS.BS Doãn Thị Tường Vi, khi ăn vải bạn nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi của quả vải.

Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm phần trắng trên đầu hạt của quả vải để hạn chế nhiệt, sinh hỏa và giảm đi cảm giác nóng trong người khi ăn. Mặc dù khi ăn sẽ thấy lớp vỏ này vị hơi chát, thế nhưng ăn đến phần cùi vải lại thấy ngon, ngọt hơn.

dsadsdsa-dfd66

Ăn vải sau bữa ăn chính, tránh ăn lúc bụng đang đói

Không ít người cho rằng vải ngọt nên ăn lúc đói sẽ giúp bổ sung lượng đường cho cơ thể đỡ mệt. Tuy nhiên theo Bác sĩ Tường Vi, khi bụng đói mà ăn vải sẽ bổ sung lượng đường quá cao làm kích thích niêm mạc dạ dày gây đau, viêm, nhiệt hoặc bị say.

Các biểu hiện thường thấy là hoa mắt, chóng mặt, cồn cào, mắc ói, chân tay bủn rủn. Vì vậy, tốt nhất chỉ ăn vải sau các bữa ăn để phòng tránh nóng trong và các vấn đề sức khỏe khác.

Khi ăn vải nên bỏ các quả bị sâu đầu, dập nát

Tại các vị trí bị dập nát, sâu đầu là nơi phát sinh vi khuẩn, nấm có hại cho sức khỏe. Nếu như bạn tiếc rẻ vẫn ăn những quả bị như vậy, sẽ khó tránh hiện tượng nổi mề đay.

Ngoài ra, còn có hiện tượng đau bụng, nôn nao, thậm chí là bị ói, đi ngoài không ngừng… Như vậy, bạn không chỉ dễ bị nóng trong mà còn có nguy cơ bị ngộ độc. Vì vậy, hãy chỉ chọn ăn những quả vải tươi ngon, lành lặn.

Qqi4OgeW9d45OtXEG-4tOZZFusAJoztc

Nên uống nước quả vải và lá vải tươi

Đây là kinh nghiệm dân gian được lưu truyền từ lâu. Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, trong Đông y có bài thuốc chữa các chứng bệnh do ăn vải gây ra, trong đó có nóng trong và mụn nhọt.

Cụ thể là sử dụng vỏ quả vải, lá vải đem sắc nước uống, sẽ có tác dụng phòng trừ nóng trong sau khi ăn vải.

11-800x529

Không ăn quá nhiều vải mỗi lần

Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, vải có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và làm đẹp. Việc ăn vải tươi có công dụng dưỡng nhan như: làm đẹp da, mượt tóc, chống lão hóa.

Tác dụng này được Đông y ghi nhận từ lâu đời. Thế nhưng, không phải cứ ăn vải càng nhiều sẽ càng tốt

Chuyên gia này cho biết, quả vải có khả năng sinh nhiệt do hàm lượng đường cực lớn, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ phát sinh mụn nhọt.

Nếu ăn khoảng 500g trở lên một lúc, sẽ khiến hàm lượng đường glucoza vào máu vượt quá khả năng hấp thu – chuyển hóa của gan. Từ đó sẽ khiến cơ thể tiết insulin tăng lên, làm hạ nồng độ đường máu xuống.

Điều này sẽ gây ra phản ứng đường máu thấp dẫn đến các biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, mắc ói, toát mồ hôi, tim đập nhanh, mỏi mệt., miệng khô khát…Vì vậy theo lương y Bùi Hồng Minh, với người lớn chỉ nên ăn 10 quả/lần, trẻ em chỉ ăn 3-4 quả vải/lần.