Dưới đây là một số mẹo để chọn mua được những chùm vải tươi ngon.

Mẹo chọn vải thiều ngon, dày cùi, không bị sâu đầu

Quan sát vỏ bên ngoài

Vải ngon và chín tới sẽ có vỏ màu hồng đỏ, quả tròn đều. Vải thiều quả sẽ thường nhỏ hơn vải lại (chỉ bằng khoảng 70%), trong khi vải lai thường quả sẽ to và thuôn dài hơn, màu cũng đỏ đậm hơn.

Vải chín tới phần gai sẽ nhẵn, gai càng nhiều và càng nhọn là vải còn xanh ăn sẽ bị chua.

Không chọn các quả vải mặt vỏ có đốm xậm màu, đốm đen, đặc biệt là ở phần cuống vì rất dễ gặp quả thối hay chín quá.

Nên chọn những chùm vải còn tươi, có phần cành dính vào quả và lá vẫn còn xanh tươi. Không nên chọn mua những chùm vải có cành bị khô, héo, dễ gãy hay lá đã khô, không còn tươi.

images5388909_images1150204_dsadsdsa_dfd66

Dùng tay nắn thử

Vải tươi sờ vào sẽ có độ đàn hồi, cảm giác quả hơi mềm nhưng vẫn khá săn chắc.

Nếu sờ nắn thấy quả vải cứng thì còn xanh, còn nếu nắn mềm nhưng không đàn hồi thì quả đã cũ hoặc chín quá.

Dù hương thơm không đậm nhưng vải vẫn có mùi đặc trưng. Vải tươi ngon khi ngửi sẽ thấy hương thơm nhẹ.

Nếu ngửi thấy quả vải có mùi chua, mùi lên men, mùi lạ thì không nên chọn vì rất có thể rã ủng hoặc quá cũ.

Bóc vỏ

Nếu được, hãy thử bóc vỏ 1 – 2 quả vải bất kỳ trong chùm vải. Nếu khi bóc ra vải ngon vừa chín tới sẽ có:

– Phần cuống có màu trắng, không thâm, không sâu.

– Vỏ dễ lột, có cảm giác giòn, hơi khô.

– Không bị rỉ nước mật khi lột vỏ, cùi khá trong và nhìn cảm giác mọng nước.

Nếu khi lột thấy vỏ dai, cuống thâm, mật rỉ nhiều và phần cùi kém trong thì vải có thể đã chín quá hay sắp hỏng.

Sau khi lột vỏ, hãy từ từ tách thử phần cùi vải.

– Cùi vải mềm, màu trắng trong, mọng nước, khi lột mới bắt đầu rỉ mật, có mùi thơm nhẹ, cùi dầy và dễ tách, hạt nhỏ là vải ngon.

– Nếu thấy khó tách hạt, hạt to, cùi nhão, mùi kém thơm hoặc có mùi lạ thì không nên chọn.

Một số lưu ý khi ăn vải

vai

Vải có hương vị ngon ngọt, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể nhưng bạn không nên ăn quá nhiều. Trung bình một ngày chỉ nên ăn 200-300 gram vải.

Vải có hàm lượng đường tương đối cao. Nếu ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ thừa cân.

Người bị rối loạn đường máu hoặc bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều vải, tránh làm tăng đường huyết sau khi ăn.

Không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc. Người lớn chỉ nên ăn 5-10 quả/lần, trẻ nhỏ ăn 3-4 quả/lần.

Ai không nên ăn vải?

Trẻ em

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển đầy đủ do đó bậc phụ huynh nên kiểm soát số lượng vải trẻ ăn mỗi ngày. Theo khuyến cáo, mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 5 – 6 quả).

Bệnh nhân đái tháo đường

Mặc dù vải được chứng minh ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên nếu người bệnh ăn quá nhiều vải sẽ phản tác dụng. Trong cùi quả vải thiều có nhiều đường glucose. Khi bệnh nhân đái tháo đường ăn quá nhiều vải tươi một lúc, lượng đường glucose trong máu sẽ vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan. Khi lượng đường glucose tăng đột biến, dễ làm tăng đường huyết.

Người thừa cân, béo phì

Trong vải chứa 66% đường glucose, 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70% – đứng hàng đầu trong các loại cây ăn trái. Do đó, những người béo phì ăn nhiều vải sẽ khó kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể.

Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều nhiều vải

Nếu ăn quá nhiều, những lợi ích của trái vải có thể bị phản tác dụng. Bạn có thể gặp phải một số biến chứng sau:

Vải là loại trái cây có tính nóng, do đó nếu bạn ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong người. Bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như: đau họng, chảy máu mũi, nhiệt miệng, loét miệng, nổi mụn….

Vải có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi tương tác với các loại thuốc như aspirin, thuốc chống đông máu (heparin hoặc warfarin), thuốc kháng tiểu cầu (clopidogrel) và thuốc giảm đau nhóm NSAIDs (naproxen hoặc ibuprofen).

Vải cũng có thể gây xuất huyết khi dùng chung với các loại thảo mộc.

Đối với thai phụ, nếu ăn quá nhiều, lượng đường trong máu sẽ tăng lên đột ngột, làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ.

Một ngày nên có thể bao nhiêu vải?

Đối với người bình thường chỉ nên sử dụng từ 5-10 quả/ngày. Đối với trẻ em, chỉ nên ăn khoảng 3-4 quả mỗi ngày để tận dụng các giá trị dinh dưỡng và tác dụng của quả vải.