Người khôn ngoan thường nói ít, làm nhiều. Trong khi những kẻ ngốc thì thường thùng rỗng kêu to. Bởi vậy từ xưa cổ nhân đã dạy: “Sông sâu tĩnh lặng, người khôn kiệm lời”.

Học giao tiếp – bài học đầu tiên

Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng người có năng lực thì sẽ tự tin khi trình bày ý kiến của bản thân trước mặt người khác. Khi gặp những người như vậy, chúng ta nên lui vào một góc tường để lắng nghe và tiếp thu những ý kiến cá nhân của họ.

Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp những người hết sức giỏi giang, uyên bác nhưng lại rất kiệm lời. Những người khôn ngoan thực sự lại là người không thích nhiều chuyện và không thích bày tỏ ý kiến của mình khi gặp sự việc.

Đúng như Lỗ Tấn đã nói: “Nói rõ ràng ra chưa phải là khinh bỉ. Nhưng im lặng mới là khinh bỉ cao nhất. Khinh bỉ cao nhất là im lặng, thậm chí không thèm quay mặt lại nhìn.”

co-nhan-day

Nhiều người sợ cảm giác một mình. Vì vậy, họ luôn cố gắng hết sức để hòa nhập với người khác và bày tỏ ý kiến của bản thân. Tuy nhiên, việc tham gia vào chuyện của người khác đôi khi lại không phải là ý kiến hay.

Một người càng nói nhiều lời thì khả năng mắc sai lầm càng lớn. Người nói quá nhiều sẽ có ít thời gian để suy nghĩ và dễ mắc sai lầm. Thậm chí, một số người nói quá nhiều và nói khi chưa kịp suy nghĩ gì cả. Điều này có thể sẽ gây ra tai họa.

Dù bạn có nói bao nhiêu đi chăng nữa. Nếu bạn không làm thì bạn cũng không thể thuyết phục được người khác. Những lời nói sáo rỗng của bạn sẽ gây phản cảm. Không những thế, bạn còn có thể mất đi nhiều vì những lời nói của bản thân. Thay vì nói quá nhiều những lời vô nghĩa, bạn nên chọn sự im lặng. “Im lặng là vàng”- câu nói này bao giờ cũng đúng.

Người khôn ngoan đương nhiên hiểu được lẽ thật này khi đối xử với người khác. Họ sẽ không dùng lời nói mà dùng việc làm để chinh phục lòng người. Đối với một số trường hợp, thay vì nói ra suy nghĩ của mình. Họ chọn cách im lặng. Với họ, im lặng không phải là không bày tỏ được suy nghĩ của bản thân. Im lặng là nghĩ cách để thể hiện tốt hơn.

Nhìn thấu lòng người và chọn bạn mà chơi

Người giỏi giao tiếp xã hội rất thích làm phiền và chen vào cuộc sống của người khác. Ngược lại, người không thích làm phiền đến ai lại không có nhiều bạn bè.

Người nói chuyện lúc nào cũng chọc tức đối phương thường gây ra nhiều mâu thuẫn, thế nhưng họ cũng có thể rất hào phóng chi tiền cho người khác.

Người nói chuyện êm tai, thấu hiểu đối phương, thích lắng nghe chuyện phiền não sẽ thường nghe ngóng chuyện đời tư của người khác, để rồi tiết lộ bí mật sau lưng.

Người sống ngay thẳng, nhân hậu dễ phạm phải sai lầm khi quá tin tưởng người khác, cho đi vô điều kiện, tâm hồn đơn thuần, dễ bị kẻ xấu lợi dụng và hủy hoại.

Người mang nhiều năng lượng tiêu cực thường có xu hướng làm tổn hại đến người khác và tìm cách để bản thân được lấp đầy cảm giác thiếu thốn.

Chỉ khi làm việc hoặc sống chung với một người, bạn mới có thể thật sự nhìn thấu được bản chất của họ. Nếu không, cho dù đôi bên giao tiếp rất nhiều đi chăng nữa thì cũng không thể am tường bản chất của đối phương.

Đa số con người đều biết nói mà không biết làm hoặc biết làm mà không biết nói. Nếu gặp được người vừa ăn nói có duyên vừa sốt sắng làm việc thì bạn nên trân trọng, vì họ là người có thể làm nên đại sự.

Người thích cười thường có trái tim mạnh mẽ, đầy chủ kiến và không dễ bị ăn hiếp.

Con gái nói năng dịu dàng nhỏ nhẹ, đầy khí chất nữ tính thường không thu hút bằng những cô có cá tính, tính tình hoạt bát, phóng khoáng.