Theo Luật Bảo hiểm xã hội ban hành năm 2014 thì lao động nam đóng BHXH đủ 20, nữ đóng đủ 15 năm sẽ được nhận lương hưu.
Như vậy, có một trường hợp đóng bảo hiểm xã hội 15 năm để được hưởng lương hưu là: Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.
Theo quy định này, người đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm muốn hưởng lương hưu phải có thêm hai điều kiện sau:
1 – Là lao động nữ làm cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2 – Đủ tuổi nghỉ hưu: Nghỉ hưu vào năm 2021 phải từ là đủ 55 tuổi 4 tháng; Nghỉ hưu ở những năm sau đó thì mỗi năm tăng thêm 4 tháng cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Nếu chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không thuộc trường hợp này, người lao động muốn hưởng lương hưu khi đủ tuổi có thể đi làm và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để tích lũy đủ 20 năm.
Tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất sửa đổi số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần từ 20 năm xuống 15 năm, và hướng tới còn 10 năm. Chính vì vậy, rất có thể trong thời gian tới sẽ có nhiều đối tượng lao động đóng lương hưu đủ 15 năm sẽ được nhận lương hưu.
Mức hưởng lương hưu trong trường hợp này cũng sẽ được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, người có số năm tham gia bảo hiểm xã hội thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để có cơ hội được hưởng chế độ hưu trí của hầu hết các trường hợp đều là đủ 20 năm.
Thời gian này được đánh giá còn khá dài dẫn tới nhiều người không tích lũy đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu.