Càn Long là vị vua nổi tiếng quang minh lỗi lạc, nhưng đồng thời ông cũng là người đào hoa. Hậu cung của ông có hàng ngàn phi tần mỹ nữ, nhưng có những người chưa từng được sủng hạnh.

Một trong số này có một người khá đặc biệt. Đó là Uyển Quý phi Trần thị, sống thọ nhất trong số phi tần của Càn Long, qua đời ở tuổi 92 nhưng xót xa vẫn là trinh nữ.

Tiến cung khi mới hơn 13 tuổi

Theo sử sách, Uyển Quý phi Trần thị là con gái của Trần Diên Chương, gia thế không có gì nổi bật. Khi con gái đến tuổi xuất giá, Trần Diên Chương gả con gái Trần thị cho Càn Long.

Lúc đó Càn Long là chưa lên ngôi, vậy là Trần thị nhập phủ làm thiếp của Càn Long Đế từ khi ông còn là Bảo Thân Vương Hoằng Lịch với tước vị Cách cách. Khi đó, mỹ nhân xinh đẹp này trở thành thiếp của Càn Long lúc mới khoảng 13 – 14 tuổi.

Uyển Quý phi vốn là một cô gái giỏi cầm kỳ thi họa và đặc biệt là tài vẽ của cô khiến ai cũng đều ca tụng. Mỗi ngày, nàng chỉ bầu bạn với giấy mực, vẽ chân dung của Càn Long Đế, thậm chí những nét vẽ còn chân thực tới từng chân tơ kẽ tóc.

Trong căn phòng nhỏ lạnh lẽo của cô chất đầy những bức vẽ của Hoàng đế Càn Long, nhưng dù vậy, Càn Long hầu như rất ít khi lui tới gặp.

2

Là phi tần có địa vị thấp nhất trong cung

Bởi vì có xuất thân không phải danh gia vọng tộc lớn nên Trần thị không được hoàng đế Càn Long chú ý đến nên hiếm khi có cơ hội gặp mặt. Thậm chí, bà chưa từng được nhà vua sủng hạnh.

Sau khi đăng cơ lên ngôi hoàng đế, Càn Long sắc phong cho nhiều phi tần. Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu Phú Sát thị, Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao Giai thị, Thục Gia Hoàng quý phi Kim Giai thị… là những phi tần được Càn Long yêu chiều nhất.

Còn những cung tần khác được sắc phong chức thấp hơn. Trong số này có Trần thị và Hải thị được vua phong làm Thường phu nhân và sống tại Diên Hi cung. Đây là 2 phi tần có địa vị thấp nhất trong cung vào thời điểm ấy.

Sống an yên tự tại

Là một mỹ nhân đoan trang hiền thục, ít nói và không muốn tranh giành với các phi tử trong hậu cung nên Trần thị quyết định sống an yên, bình lặng.

Nhiều năm sau, Càn Long thực hiện một đợt đại tấn phong hậu cung. Khi ấy, Trần thị được phong làm Uyển tần. Vị phi tần này sống lặng lẽ trong cung đến cuối đời mà không có con cái.

Trước khi nhường ngôi cho con trai Gia Khánh, Càn Long nhớ đến những phi tần không được đắc sủng và muốn bù đắp cho họ. Khi đấy, Trần thị được phong thành Uyển phi.

3

Phi tần thọ nhất, 92 tuổi vẫn là trinh nữ?

Sau khi đăng cơ kế vị vua cha, vào năm 1801, hoàng đế Gia Khánh tấn thăng Trần thị làm Quý phi và thường được gọi là Uyển Quý Thái phi.

Vào năm Gia Khánh thứ 12 (tức năm 1807), Uyển Quý Thái phi Trần thị qua đời, thọ 92 tuổi, là một trong những phi tần sống thọ nhất của Càn Long.

Dù là phi tần hơn 70 năm của Hoàng đế Càn Long nhưng bà vẫn là một trinh nữ, chưa từng có một ngày được cùng Hoàng đế lâm môn.

Khi bà qua đời năm 1807, bà thậm chí còn được đích thân Gia Khánh Đế tới tế rượu. Cũng cùng năm đó, bà được an táng tại Dụ lăng, Phi viên tẩm, kết thúc một đời bình lặng trong cung cấm.

Hậu cung của Hoàng đế là nơi vinh hoa nhưng cực kỳ khốc liệt. Trần thị nhập cung khi chỉ 13 – 14 tuổi, từ đó chôn cả tuổi thanh xuân, từ bỏ tham vọng để sống bình đạm suốt 79 năm. Đây chính là một nữ nhân vô cùng đặc biệt, khiến người đời xót xa…

Có tài liệu ghi chép là vì dung mạo kiều diễm, Trần thị đã may mắn được sủng ái một lần từ khi Càn Long còn là Hoằng Lịch ở phủ Bảo Thân vương.

Vì là nhân vật lịch sử trong cung, vốn ít được ghi chép lại đủ hoặc có nhiều phiên bản. Độc giả có dẫn chứng lịch sử nào thêm, xin hoan hỉ cùng trao đổi giúp chúng tôi trong phần bình luận phía dưới…