Bước sang tuổi trung niên, cơ thể bắt đầu lão hóa nhanh hơn. Đây là lúc chúng ta cần thay đổi thói quen sống để bảo vệ sức khỏe.

3 bữa không ăn

Đối với nhiều người, bữa sáng và bữa tối thường là những bữa ăn tại nhà, được chuẩn bị đầy đủ đồ ăn. Trong khi đó, bữa trưa thường khó giải quyết hơn. Nhiều người chọn cách ăn một bữa trưa đơn giản ở căng tin hoặc ăn nhẹ một thứ gì đó rồi nghỉ ngơi để chiều còn làm việc.

Tuy nhiên, ăn bữa trưa như thế nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả công việc của buổi chiều. Việc ăn uống, nghỉ ngơi vào thời điểm này có một số vấn đề mà bạn cần phải lưu ý.

Không ăn quá nhanh

Thông thường, thời gian nghỉ trưa ngắn nên mọi người thường ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, ăn quá nhanh và không nhai kỹ sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ thống tiêu hóa. Ruột và dạ dày vừa phải hoạt động nhiều hơn để nghiền nhỏ thức ăn vừa không thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.

Sau 40 tuổi, chắc năng của hệ tiêu hóa có dấu hiệu suy giảm. Việc ăn quá nhanh sẽ dễ gây phát sinh các bệnh về tiêu hóa.

Chúng ta nên ăn chậm, nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Theo cách này, hệ tiêu hóa sẽ không phải làm việc nhiều và cơ thể có đủ thời gian để nhận được tín hiệu no, không bị ăn quá nhiều.

sau-40-tuoi-co-3-bua-khong-an-2-giac-khong-ngu-01

Không ăn các bữa quá “nặng”

Nặng ở đây không phải chỉ khối lượng thức ăn mà dùng để chỉ hương vị. Những món ăn quá nhiều dầu mỡ và nhiều muối không thích hợp với những người sau 40 tuổi.

Loại thực phẩm này vừa khó tiêu hóa, vừa tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cơ thể. Ăn đồ nhiều dầu mỡ và muối trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp…

Ngoài ra, đồ ăn nóng sốt có thể kích thích vị giác, khiến bạn cảm thấy ngon miệng hơn. Tuy nhiên, ăn đồ quá nóng lại gây hại cho sức khỏe. Nếu nhiệt độ thức ăn vượt quá 65 độ C và bạn thường xuyên ăn đồ nóng như vậy thì niêm mạc thực quản, niêm mạc dạ dày rất dễ bị tổn thương.

Không ăn quá no

Ăn no sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến nhu động ruột chậm lại, dịch tiêu hóa không đủ khiến thức ăn ở lại trong dạ dày không thể tiêu hóa hết. Khi các chất dinh dưỡng bị dư thừa, chúng có thể chuyển thành mỡ và gây ra tăng cân, béo phì, tiểu đường.

Ăn quá no còn khiến não bộ phản ứng chậm chạp, đẩy nhanh tốc độ lão hóa của tế bào não.

Ăn nhiều khiến máu phải tập trung xuống hệ tiêu hóa để làm việc và khiến lượng máu trên não bị giảm. Đây chính là lý do khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ mỗi khi ăn no.

2 giấc không ngủ

Ngủ trưa giúp bạn lấy lại sức lực, thư giãn cơ thể để buổi chiều làm việc hiệu quả hơn. Khi ngủ trưa, có 2 điều mà bạn cần chú ý.

Không ngủ ngay sau khi ăn

Nhiều người có thói quen ăn cơm xong sẽ đi ngủ ngay. Tuy nhiên, việc này làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa rất nhiều. Hệ tiêu hóa đang trong trạng thái làm việc bị “ép” phải nghỉ ngơi khiến thức ăn không được tiêu hóa hết. Ngoài ra, đi ngủ ngay sau khi ăn no cũng khiến lượng máu cung cấp cho não không đủ. Sau khi ngủ dậy, bạn có thể cảm thấy chóng mặt.

Sau khi ăn cơm xong, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút. Tốt nhất là nên nằm nghỉ thay vì ngủ gục trên bàn làm việc.

sau-40-tuoi-co-3-bua-khong-an-2-giac-khong-ngu-02

Không ngủ trưa quá lâu

Ngủ trưa quá lâu sẽ khiến cơ thể trơi vào trạng thái mệt mỏi. Nếu bạn ngủ hơn 45-90 phút vào buổi trưa, sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng bởi đó là một giấc ngủ sâu không hoàn thiện. Sau khi thức giấc, bạn sẽ cảm thấy cơ thể uể oải và vẫn cần phải ngủ tiếp, các cơ quan trong cơ thể chưa sẵn sàng để làm việc.

Đối với giấc ngủ trưa, bạn chỉ nên dành khoảng 20-30 phút là đủ. Đây được đánh giá là khoảng thời gian nghỉ ngơi vừa đủ để hồi phục sức lực, tốt cho sức khỏe.