Giấc ngủ trưa tuy không dài nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.

Một giấc ngủ trưa vừa đủ sẽ giúp tái tạo năng lượng, mang lại sức lực cho buổi chiều. Việc ngủ trưa cũng có một số ảnh hưởng nhất định đối với trẻ.

Khi còn học mẫu giáo, sau giờ ăn, các bé sẽ được ngủ trưa. Một số trẻ không ngủ sẽ tự nằm chơi.

Vậy có sự khác biệt nào giữa những đứa trẻ ngủ trưa và những đứa trẻ không ngủ hay không?

Tiểu Trình và Tiểu Bảo bằng tuổi nhau và học cùng nhau từ mẫu giáo đến trung học cơ sở. Ban đầu, điểm số của cả hai tương đương nhau. Tuy nhiên, sau này mẹ Tiểu Bảo phát hiện các bạn cùng trang lứa với con ngày càng tiến bộ, trong khi đó cậu bé lại có vẻ sa sút trong học tập.

Mẹ Tiểu Bảo đem vấn đề này ra trao đổi với giáo viên. Cô giáo nói rằng Tiểu Bảo là đứa trẻ thông minh, nghiêm túc trong việc học nhưng cậu bé hay bị buồn ngủ vào buổi chiều nên việc học không hiệu quả. Cô hỏi mẹ Tiểu Bảo rằng cậu bé có thói quen ngủ trưa không.

Đến đây, mẹ Tiểu Bảo mới hiểu ra vấn đề. Do lo lắng con ăn ở trường không ngon, buổi trưa mẹ sẽ đón Tiểu Bảo về nhà để ăn cơm. Tuy nhiên, thời gian nghỉ trưa ngắn nên cậu bé vừa ăn xong đã vội đến trường để vào lớp học buổi chiều, không có thời gian nghỉ ngơi. Điều này khiến cậu bé liên tục buồn ngủ dẫn tới việc học tập không hiệu quả.

tre-ngu-trua-01

Sự khác biệt giữa đứa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa

IQ

Ở những trẻ có thói quen ngủ trưa, não sẽ tiết ra các chất giúp tăng cường trí nhớ. Ngủ trưa giúp não bộ luôn tràn đầy năng lượng vào buổi chiều, tăng khả năng tập trung vào việc học và suy nghĩ nhanh hơn.

Trẻ không ngủ trưa sẽ rơi vào trạng thái buồn ngủ, não hoạt động chậm và phản ứng kém hơn.

Khi đó, IQ của đứa trẻ có ngủ trưa và không ngủ trưa sẽ có sự chênh lệch đáng kể.

Chiều cao

Trong quá trình ngủ trưa, cơ thể cũng tiết ra hormone tăng trưởng dù không nhiều bằng giấc ngủ vào ban đêm nhưng điều này cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Một giấc ngủ ngắn có thể thúc đẩy sự phát triển thể chất của bé.

Sức khỏe

Trong quá trình nghỉ ngơi vào buổi trưa, một số cơ quan trong cơ thể cũng bước vào quá trình phục hồi, chữa lành các tổn thương, thúc đẩy hệ miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Khi không ngủ trưa, cơ thể sẽ làm việc trong một thời gian dài và chức năng sữa chữa sẽ không được thực hiện. Não bộ và cơ thể phải làm việc liên tục, không nghỉ ngơi khiến sức khỏe không thể tốt bằng những người có một giấc ngủ trưa hợp lý.