Đời người gập ghềnh sóng gió, nhân sinh vô thường có lúc khổ, cũng có lúc giàu sang. Và khi một người đã giàu có thì là người có phúc, đừng làm những việc không nên làm, đến những nơi không nên đến. Khi nghèo khó cũng vây, có 2 kiểu người dù có thế nào cũng chớ nên kết thân.
Các bậc Thánh nhân quân tử thời xưa là tấm gương soi để mọi người nhìn vào. Giữa dòng đời trong, đục, họ không xuôi mình theo thời thế mà chấp nhận làm một cây tùng, cây mai đứng giữa mùa đông mà ngạo tuyết nghênh sương. Ai đó có thể cho là họ dại. Nhưng lịch sử cần những người như thế để đạo làm người được gìn giữ nghìn năm.
Có rất nhiều điều được người xưa lưu giữ qua truyền miệng, chứa đựng kinh nghiệm và trí tuệ mà họ đúc kết trong cuộc đời. Bạn có thật sự biết rằng nếu có tiền bạn thật sự không vào 3 nơi là ý nghĩa thế nào?
Câu nói phổ biến này được tổ tiên đúc kết nói về hai điều kiện sống: một là giàu có, hai là nghèo khổ. Người xưa nói: “Nghèo khó thì dễ mất tham vọng, giàu sang mà đức mỏng thì chính là mầm tại hoạ của kiếp nhân sinh”
Đời người gập ghềnh sóng gió, nhân sinh vô thường có lúc khổ, cũng có lúc giàu sang. Và khi một người đã giàu có thì là người có phúc, đừng làm những việc không nên làm, đến những nơi không nên đến. Ngược lại, khi nghèo khó, bạn cũng chớ nên kết thân với 2 kiểu người.
‘Người giàu không đến ba nơi’, đó là 3 nơi nào?
Không đến những nơi trăng hoa, hưởng lạc
Xứ sở gió, hoa, tuyết, trăng là chốn vui chơi, dễ mất ý chí, suy nhược cơ thể. Một người làm việc chăm chỉ, đầy ước mơ, hoài bão cũng có thể mất tất cả nếu trăng hoa, hưởng lạc.
Người ta nói rằng: “Anh hùng khó qua ải mỹ nhân”, người xưa hiểu sâu sắc những mấu chốt nên đã cảnh báo thiên hạ rằng để giữ lấy tiền bạc mà cả tuổi thanh xuân chăm chỉ mới có được, cần phải tránh xa những nơi như vậy. Đây là điều luôn xảy ra từ xa xưa, đến nay vẫn còn có ý nghĩa răn dạy.
Không vào sòng bạc
Có rất nhiều thứ có thể dẫn đến đổ nát và cờ bạc chắc chắn có thể khiến bạn xếp hạng nhất. Trong nhiều thời đại, ham mê kiếm tiền là khát khao của nhiều người. Và họ nghĩ rằng chơi cờ bạc là cách nhanh nhất để họ có thêm nhiều tiền. Nhưng cờ bạc có thể gây nghiện, nó chỉ có hại và không có lợi.
Vì lòng tham, cờ bạc thúc đẩy thói quen không muốn mất mà chỉ muốn được, luôn cảm thấy đây là một khoản đầu tư nhỏ mà thu lại lớn, thắng thì lại muốn thắng, thua thì luôn muốn kiếm tiền. Cuối cùng, bạn bị mắc kẹt trong đó, hủy hoại gia đình và hủy hoại bản thân.
Khi đã nghiện cờ bạc, dù đã có đầy đủ tiền cũng có thể qua đêm trong sòng bạc, đã có quá nhiều trường hợp tán gia bại sản vì cờ bạc thời xưa và nay.
Vì vậy, lời khuyên răn đầu tiên của tổ tiên đối với những người có tiền là không nên vào sòng bài, không nên nuôi dưỡng thói quen nhận những điều bất chính, không nên phá hoại gia đình của mình.
Không qua lại với người đã có gia đình
Dù giàu có đến đâu cũng đừng mắc sai lầm trong lối sống, huống hồ là những kẻ đã có gia đình để khơi gợi tình cảm nam nữ.
Con người một khi đã có tiền thì phải tự chủ, phải nỗ lực tu dưỡng hoàn thiện bản thân thì mới có tư cách xứng với của cải, mới có thể nắm giữ của cải, gia tăng của cải. Hãy tự răn dạy bản thân, chớ nên qua lại với người đã có gia đình kẻo làm tan vỡ hạnh phúc của gia đình người khác, khiến bản thân mình cũng bị khinh thường, cười chê.
Khi không có tiền, chớ kết giao với 2 kiểu người này
Như hai câu thơ chúng ta đã từng nghe: Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận; Đình tiền tạc dạ nhất chi mai(Chớ tưởng xuân tàn hoa rụng hết; Đêm qua sân trước một nhành mai). Quả vậy, người quân tử như cây tùng, cây bách, cây mai sống giữa chốn rừng rậm thâm u, giá rét, chẳng có mấy bè bạn say sưa, cũng chẳng cầu được ai biết đến.
Bình thường người ta say ngắm hoa thơm, cỏ lạ khoe sắc hương, cây tùng, cây bách chẳng ai nhớ đến. Nhưng khi thu tàn, đông đến, chỉ cây bách, cây tùng là “trơ gan cùng tuế nguyệt“, dẻo dai, kiên nhẫn, vững như bàn thạch, nửa tấc chẳng rời vậy. Người quân tử chẳng phải cũng là như thế hay sao?
Khi một người gặp tai họa, việc nhìn rõ những người xung quanh là điều dễ dàng nhất. Và phần tóm tắt của nửa sau câu nói là để khuyên con người đừng đến gần hai loại người khi họ còn nghèo khó.
Không kết giao với người làm biếng, không có chí tiến thủ
Điều bạn cần nhất khi nghèo chính là sự chăm chỉ và một tinh thần cầu tiến. Một người cả ngày chỉ biết ăn không ngồi rồi, oán trời trách đất, không có chí tiến thủ, vậy thì chúng ta càng nên cách người này xa một chút.
Không sợ người kém cỏi, chỉ sợ người không có khát vọng phấn đấu. Một người bình thường, chỉ cần trong họ có hoài bão và sự kiên trì nỗ lực cũng có thể có được cuộc sống hạnh phúc.
Ngược lại, một người tài trí hơn người nhưng nếu chơi bời lêu lổng thì đến mỏ vàng cũng cạn. Người như vậy tất sẽ bị xã hội đào thải, trở thành kẻ hèn yếu vô dụng.
Nếu bạn thường xuyên ở bên những người lười biếng, bạn sẽ mất đi tính năng động của bản thân, chạy theo xu hướng và càng khiến bản thân chán nản hơn.
Không gần gũi với những kẻ hợm hĩnh
Những người như vậy không phải là hiếm trong cuộc sống, khi bạn giàu có họ sẽ vây quanh và coi bạn như sự kính trọng. Khi bạn tuyệt vọng, hoặc rơi vào rắc rối, họ sẽ rời xa bạn. Do đó những người như vậy không nên tiếp cận.
Khi bạn ở bên cạnh một kẻ hợm hĩnh, bạn sẽ thấy ớn lạnh và đôi khi cảm giác như bạn đang bị cô lập giữa thể giới 7 tỷ người này. Vậy nên tốt nhất bạn nên tránh xa họ. Giàu hay nghèo thì đó đều là một trạng thái của cuộc đời, không phải vì chúng ta nghèo mà là xấu, tất cả đều chỉ là tô vẽ thêm đậm nhạt cho bức tranh cuộc sống mà thôi.
Có biết bao người vẫn thường tự hỏi, vì sao hoa mai lại nở vào ngày đông giá rét, vì sao cây tùng lại xanh tốt quanh năm? Đạo người quân tử chẳng phải cũng tương đồng như vậy, không vì thời thế mà chịu xuôi mình.