Trong giới giáo dục có một câu danh ngôn vô cùng nổi tiếng dạy trẻ nhỏ rằng: “Khi giáo dục trẻ nhỏ, cho tiền là hạ sách, cho năng lực là trung sách, cho tư duy, quan niệm chân chính mới là thượng sách”.

Không để lại gia sản, chỉ bồi dưỡng khả năng sáng tạo

Một đứa trẻ ngay khi được sinh ra đã được kế thừa một gia sản kếch xù mà một người dẫu phấn đầu cả đời cũng khó lòng có được, thì sẽ rất dễ mất đi chí tiến thủ và không muốn nỗ lực. Cho nên nhiều gia đình giàu có lại thường rất hà khắc, chỉ cho con mình vài đồng tiêu vặt.

Họ yêu cầu chúng phải học cách động não ngay từ nhỏ, dùng sức lao động của chính mình để đổi lấy thu nhập. Họ đã gây dựng quan niệm “Phó xuất mới có được thu hoạch” trong tâm thức đứa trẻ.

Tư duy của đứa trẻ đều đến từ sự dẫn dắt trong môi trường gia đình. Cách suy nghĩ của các bậc phụ huynh sẽ quyết định vạch xuất phát của trẻ nhỏ.

Không than thân trách phận trong hoàn cảnh khó khăn

Trong cuộc sống, không có ai có thể thuận buồm xuôi gió cả cuộc đời. Dẫu là tỷ phú thì cũng có những nỗi phiền muộn nan giải. Nhưng “vấn đề” xảy ra là để xử lý chúng, chứ không phải để than thân trách phận hay oán giận ông Trời. Oán trách chỉ khiến cuộc sống ngày càng thêm tồi tệ hơn mà thôi. Những đứa trẻ dẫu gặp phải cảnh ngộ như thế nào mà vẫn có thể nghĩ cách nhảy thoát khỏi nó thì chứng tỏ chúng không hề kém cỏi.

Trong cuốn sách “Cách tư duy của người giàu” viết rằng: “Những gia đình bình thường giáo dục con cái phải kiếm tiền bằng sức lao động của chính mình. Còn những nhà giàu lại giáo dục con cái phải kiếm tiền bằng cách giải quyết vấn đề”.

Sự thực đã chứng minh rằng những người có khả năng sáng tạo, có thể giải quyết vấn đề của người khác thông thường đều là những người sáng tạo ra của cải.

5

Tác phong cần kiệm, không theo đuổi thương hiệu

Khi làm nhân viên kinh doanh ở công ty, tôi thường gặp đủ các kiểu người muôn hình muôn vẻ. Có người ăn mặc trông rất vẻ giản dị, đồ dùng cũng rất đơn giản, nhưng lại gọn gàng sạch sẽ. Họ lại là những người giàu nứt đố đổ vách thực sự. Nhìn ngoại hình thì những người giàu có nhà nòi ăn mặc đều rất giản dị.

Đối với những gia đình giàu có mà nói thì thương hiệu chỉ là một ký hiệu họ có thể dễ dàng mua được. Nhưng họ không hi vọng rằng con cái mình coi những thương hiệu long lanh đó là điều vinh dự. Làm người một cách trầm lặng, làm việc một cách đường hoàng mới thể hiện được năng lực thực tế của một con người.

Cha mẹ làm gương, dạy dỗ bằng lời và chính bản thân mình

Những bậc cha mẹ trong các gia đình thông thường đều nghiêm khắc yêu cầu con cái mình phải hoàn hảo ngay từ nhỏ, nhưng chính họ lại không thể làm được điều này.

Trẻ nhỏ rất giỏi mô phỏng hành vi của những người thân quanh mình. Vậy nên những gia đình giàu có luôn bồi dưỡng cho con cái mình năng lực về nhiều phương diện khác nhau. Đồng thời họ cũng rất coi trọng việc quy phạm lại hành vi của bản thân mình và không làm những việc vượt quá khuôn khổ. Cha mẹ có giáo dưỡng, phẩm chất như thế nào thì sẽ nuôi dạy nên những đứa trẻ như vậy.

Vậy nên muốn phá vỡ quy luật “Không ai giàu ba họ” thì cần đầu tư hơn vào việc giáo dục năng lực và tầm nhìn và nhân cách của trẻ. Cha mẹ phải là những người có giáo dưỡng, nghiêm khắc với chính bản thân mình mới có thể mang lại tiền của, phúc phận và may mắn cho con cháu đời sau.