Để duy trì sức khỏe và giữ nhìn nhan sắc, bà Tống Mỹ Linh thường ăn món này vào bữa sáng.

Tống Mỹ Linh vốn không phải là người có sức khỏe tốt. Bà từng trải qua 2 cuộc phẫu thuật do K tuyến vú. Tuy nhiên, bà vẫn duy trì được sức khỏe và sống tới tận 106 tuổi. Một bí quyết quan trong của bà là sống khoa học. Thực phẩm là yếu tố quyết định rất lớn đến tuổi thọ của bà.

Bà Tống Mỹ Linh thường ăn rau chân vịt, uống trà xanh để tránh ăn nhiều đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ. Bà hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ vì nó có thể làm tổn thương gan, tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ và gây hại cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, bữa sáng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của bà. 

Theo các chuyên gia tiết lộ, bữa sáng của bà Tống Mỹ Linh thường là các món đơn giản, dễ làm nhưng đầy đủ dinh dưỡng.

tong-my-linh-02

Nước trái cây, trứng tráng, bánh mì nướng

Bữa sáng của bà Tống thường có nước trái cây, trà hạnh nhân, rau câu với sữa chua, trứng tráng kiểu Mỹ, bánh mì thô nướng, trái cây tươi, cà phê không caffein…

Đây là chế độ ăn uống giúp cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng. Cụ thể:

– Trứng tráng thường ăn kèm với cà chua, nấm, ớt ngọt, bơ, giăm bông… giúp bổ sung protein, carbohydrate.

– Nước trái cây, trái cây tươi, bánh mì thô giúp bổ sung chất xơ thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, phòng bệnh tiêu hóa. Các loại trái cây còn cung cấp nhiều nước, vitamin và khoáng chất.

– Sữa chua cung cấp một lượng canxi nhất định cho cơ thể. Ngoài ra, nó còn chứa một lượng lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn…

– Trà hạnh nhân giúp giảm ho, làm ẩm phổi, điều trị táo bón. Cà phê cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Rau cần tây, salad và 2 lát bánh mì

Bác sĩ của bà Tống cho biết một trong những bữa sáng yêu thích của bà là rau cần tây, salad trộn với nước sốt ít béo và 2 lát bánh mì có kem.

Cần tây có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin, axit amin giúp hạ huyết áp, bổ não, lợi tiểu, thông ruột, giải độc, giảm sưng tấy…

Bữa sáng trong những năm cuối đời: Một bát yến mạch

Trong những năm cuối đời, bà thường xuyên ăn một món cháo đặc biệt vào bữa sáng. Đó là món cháo yến mạch nấu cùng sữa đậu nành. Loại cháo này có vị ngọt tự nhiên, tác dụng dưỡng ẩm, nhuận tràng và dưỡng nhan.

tong-my-linh-01

Món cháo này phù hợp với thể chất của người cao tuổi. Yến mạch cũng là thực phẩm tốt cho mọi người. Có thể kể đến một số lợi ích của món cháo yến mạch đối với sức khỏe như sau:

Hạ mỡ máu, hạ huyết áp

Nghiên cứu của các chuyên gia Mỹ cho thấy một bệnh nhân tăng mỡ máu nếu tiêu thụ 3-4 gram chát xơ hòa tan beta-glucan mỗi ngày có thể giảm 8% lương cholesterol xấu và giảm 10% nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Trong khi đó, yến mạch là thực phẩm rất giàu beta-glucan.

Ngoài ra, yến mạch cũng chứa nhiều axit linoleic và saponin. Hai chất này đều có thể giúp giảm cholesterol trong máu, giúp giảm lượng mỡ trong máu và hạ huyết áp.

Phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường

Như đã nói ở trên, yến mạch có chứa một loại chất xơ hòa tan có tên là beta-glucan. Chất này không chỉ có tác dụng điều hòa mỡ máu mà còn giúp làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate và ngăn chặn sự thay đổi đường huyết và insulin.

Ăn yến mạch sẽ giúp ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết sau khi dùng bữa và mang đến hiệu quả ngăn ngừa, điều trị bệnh tiểu đường.

Làm đẹp da

Chất saponin trong yến mạch có tác dụng làm sạch, dưỡng ẩm, tẩy tế bào chết, giúp giảm dầu nhờn trên da.

Đậu nành chứa nhiều vitamin, khoáng chất như vitamin A, E, PP, B12. Các chất này đều có tác dụng nuôi dưỡng tế bào, ức chế sự hình thành sắc tố melanin, giúp da bớt thâm, sạm.

Đặc biệt, chất isoflavone trong đậu nành có tác dụng dưỡng trắng da, ngăn ngữa lão hóa vô cùng hiệu quả.

Ngừa táo bón

Hệ tiêu hóa của người cao tuổi không còn hoạt động tốt như trước nên việc tiêu hóa thức ăn và đào thải chất cặn bã có thể sẽ không diễn ra trơn tru.

Chất xơ hòa tan beta-glucan trong yến mạch có thể thúc đẩy men vi sinh, duy trì sự cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột giúp ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón hiệu quả.