Trong những ngày tiết trời nắng nóng cực điểm này việc sử dụng điều hòa là nhu cầu tất yếu của con người. Nhưng sử dung như thế nào để vừa không tốn điện năng vừa bảo vệ sức khỏe, bạn hãy cùng tham khảo nhé!

Nên chọn chế độ Cool không chuyển sang chế độ Dry

Nhiều người cho rằng để điều hòa ở chế độ Dry biểu tượng hình giọt nước thay cho chế độ Cool để tiết kiệm điện gấp 10 lần. Thế nhưng, vào những ngày nắng nóng kinh hoàng thì hãy cài đặt ở chế độ Cool để làm mát căn phòng, tuyệt đối không cài đặt ở chế độ Dry.

Lý do là vì chế độ Cool mục đích chính là làm lạnh có tác dụng giảm nhiệt độ phòng xuống đến nhiệt độ cài đặt mong muốn trên điều khiển từ xa và duy trì nhiệt độ đó trong thời gian dải cho phép, đồng thời nó cũng khống chế một phần độ ẩm trong không gian điều hòa. Còn chế độ Dry mục đích chính là khử ẩm thực hiện chức năng khử độ ẩm của không khí trong phòng và duy trì nhiệt độ phòng không vượt quá so với nhiệt độ của phòng lúc bắt đầu thực hiện chế độ khử ẩm.

Với những ngày thời tiết nắng nóng lên tới trên 40 độ C thì chế độ Dry hầu như không có tác dụng, chúng chỉ làm căn phòng nóng và khó chịu hơn. Chính vì vậy, muốn căn phòng mát mẻ người dùng hãy cài đặt ở chế độ Cool để điều hòa làm việc hiệu quả nhất.

su-dung-dieu-hoa-nhu-the-nao-de-tiet-kiem-dien-nhat-dmcl-7

Cài đặt ở nhiệt độ thích hợp từ 26-28 độ và không bật tắt nhiều lần

Nhiều người có thói quen khi mở điều hòa luôn cài đặt ở nhiệt độ thấp nhất để điều hòa làm mát căn phòng nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến hoá đơn tiền điện tăng chóng mặt vì điều hòa phải làm việc hết công suất.

Để tiết kiệm điện khi sử dụng, hãy cài đặt điều hòa ở mức nhiệt 23-24 độ C khi khởi động, sau đó tăng dần lên 26-28 độ C và duy trì ở mức nhiệt độ này. Bởi, ở mức nhiệt độ này vừa phù hợp với khí hậu ở Việt Nam, vừa có lợi cho sức khoẻ, vừa tránh cho người dùng không bị sốc nhiệt khi đi ra hoặc vào phòng.

Ngoài ra, để tiết kiệm điện năng không nên bật tắt điều hòa nhiều lần. Thực tế, nhiều người nghĩ tiết kiệm điện bằng cách bật điều hòa đến khi nào phòng mát thì tắt đi, bật quạt cho đỡ tốn, khi nào phòng nóng tiếp tục bật lên. Chính thói quen tắt mở liên tục khiến cho gia đình bạn tiêu hao nhiều năng lượng, tốn điện và khiến điều hòa nhanh hỏng hóc.

dieu-hoa-2-chieu

Tuyệt đối không sử dụng điều hòa khi vừa tắm xong

Theo các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo không nên bước vào phòng điều hòa ngay khi vừa tắm xong. Bởi vì sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể giảm, nếu tiếp tục ở điều hòa sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động lưu thông máu trong cơ thể, kéo theo hệ lụy là máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng tới nhịp đập của tim và huyết áp. Đặc biệt, những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu nếu nằm điều hòa ngay sau khi tắm sẽ rất dễ gặp tai biến, đột quỵ.

Chính vì vậy, nếu như vừa mới tắm xong nên lau khô người, không ngồi điều hòa chiếu thẳng vào người kẻo dễ gặp rắc rối về sức khỏe.