Mâm cúng Tất niên ngày Giao thừa là nghi thức quan trọng không thể thiếu của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, trước khi cúng Tất niên, gia chủ cần làm 1 việc.
Tất niên là gì?
Tất niên là một bữa tiệc, liên hoan chia tay năm cũ và đón chào một năm mới với nhiều thành công và thuận lợi. Đây là ngày mà các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau sum họp lại để cùng ăn cơm buổi tất niên, và bữa cơm này thường diễn ra vào buổi chiều hoặc buổi tối đêm 30. Theo phong tục tập quán ở mỗi vùng miền người ta sẽ làm cỗ cúng tất niên sau đó tùy vào gia chủ có mời thêm bạn bè hay người thân đến dự cùng gia đình hay không.
Mâm cúng tất nhiên không chỉ để tưởng nhớ, cảm ơn tổ tiên, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua mà còn là ngày để các thành viên sum họp sau 1 năm buôn ba làm việc. Vì vậy, mâm cỗ cúng tất niên rất quan trọng và tùy từng vùng miền mà có sự khác biệt nhất định.
Nên làm 1 việc trước khi bắt đầu lễ cũng Tất niên
Theo TS Trần Hữu Sơn – Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, bữa cơm tất niên chính là thể hiện sự kết nối giữa các thế hệ trong gia đình người Việt. Trước khi quây quần bên bữa cơm cuối cùng của năm cũ, các gia đình cần đi tảo mộ, để mời ông bà, người đã khuất về đón năm mới cùng cháu con.
Theo TS Sơn, thời gian đi tảo mộ của người Việt thường từ ngày 23 tháng chạp đến 30 Tết, trước thời điểm làm bữa cơm cúng tất niên.
Thời điểm tốt nhất trong ngày là chọn lúc tạnh ráo, ấm áp. Không nên đi tảo mộ quá sớm, lúc sương đêm chưa tan, hoặc chiều tối trời về đêm âm khí nặng nề không có lợi cho sức khỏe.
Khi thời tiết mưa gió, sấm chớp thì không nên tảo mộ. Khi đi, nếu ở nông thôn người dân thường mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc chùm lên mộ. Chú ý không nên trồng những cây có rễ sâu trên phần mộ, rễ có thể sẽ ăn sâu và chọc vào phần hài cốt làm ảnh hưởng xấu đến vấn đề tâm linh.
Khi dọn dẹp xong xuôi, con cháu sẽ thắp hương và đặt hoa lên phần mộ, khấn để mời người đã khuất về gia đình ăn Tết.
TS Trần Hữu Sơn cũng nhấn mạnh, mâm cơm cúng tất niên chiều 30 Tết có ý nghĩa vô cùng đặc biệt và rất thiêng liêng. Mâm cơm này thậm chí còn được chuẩn bị cầu kỳ hơn cả ngày Tết. Có những món gì ngon, người dân đều bày biện để dâng lên tổ tiên. Trong đó có đồng bánh chưng, bát canh măng hoặc canh mọc, miến, đĩa nem, giò…
Nhưng dù sang nghèo ra sao, cỗ to hay nhỏ, chỉ cần vào chiều 30 Tết, các thành viên cùng quây quần bên nhau có nghĩa là Tết đã đến. Bữa cơm tất niên đúng nghĩa là một ngày hội của gia đình, của sự sum họp.
Bài cúng Tất niên
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …………….. (1)
Hôm nay là ngày 29 tháng Chạp năm …………..(2)
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………………………………………….
Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………..
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 29 Tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy)