Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu tiền khi mức lương tối thiểu vùng tăng 6%?
Theo thông tin mới nhất thì từ ngày 12/04/2022 Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thông nhất tăng mức lương tối thiểu vùng lên 6% từ ngày 01/07/2022. Vậy người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu tiền khi mức lương tối thiểu vùng tăng 6%?
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay là bao nhiêu?
Theo Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ–CP có quy định thì mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
– Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
– Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
– Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
– Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Dự kiến tăng 6% mức lương tối thiểu vùng từ 01/07/2022, mức lương tối thiểu vùng sẽ thay đổi như thế nào?
Trong ngày 12/04/2022, mức lương tối thiểu vùng từ 01/07/2022 đã được thống nhất đề xuất lên để trình Chính phủ tăng 6%. Do đó mức lương tối thiểu vùng dự kiến sẽ thay đổi như sau:
+ Mức 4.685.200 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I
+ Mức 4.155.200 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II
+ Mức 3.635.800 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III
+ Mức 3.254.200 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, giả sử người lao động vẫn sẽ được nhận lương tối thiểu ít nhất hơn 7% mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ–CP thì mức lương cụ thể như sau:
+ Mức 5.013.164 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I
+ Mức 4.446.064 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II
+ Mức 3.890.306 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III
+ Mức 3.481.994 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV
Sau khi lương tối thiểu tăng, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu tiền?
Theo Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức đóng bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
Điều 5. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng của người lao động
1.1. Người lao động quy định tại Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, và Tiết b Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
1.2. Người lao động quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất….Theo Điều 14 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức đóng bảo hiểm tai nạn được quy định như sau:
“Điều 14. Mức đóng và trách nhiệm đóng theo quy định tại Điều 57 Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
2. Đơn vị đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia BHTN.”
Theo Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
“Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
Đối với đối tượng quy định tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong HĐLĐ (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, Công an đơn vị, địa phương đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.Do đó, mức đóng tổng tất cả các bảo hiểm của người lao động sẽ là 10.5%.
Như vậy,
– Đối với trường hợp người lao động xác định mức lương cơ sở là mức lương tối thiểu vùng để đóng thì mức đóng bảo hiểm sẽ có sự thay đổi như sau:
+ Mức 4.685.200 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I (đóng 491.946 đồng)
+ Mức 4.155.200 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II (đóng 436.296 đồng)
+ Mức 3.635.800 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III (đóng 381.759 đồng)
+ Mức 3.254.200 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV (đóng 341.691 đồng)
– Đối với trường hợp người lao động xác định mức lương cơ sở là mức lương tối thiểu vùng để đóng và thuộc diện điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì mức đóng bảo hiểm sẽ có sự thay đổi như sau:
+ Mức 5.013.164 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I (đóng 526.382 đồng)
+ Mức 4.446.064 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II (đóng 466.837 đồng)
+ Mức 3.890.306 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III (đóng 408.482 đồng)
+ Mức 3.481.994 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV (đóng 365.609 đồng)