Nước gừng có nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của con người, nhất là khi bạn uống vào buổi sáng sớm.
Công dụng của nước gừng với sức khỏe
Chữa lạnh bàn tay và bàn chân: Ngày nay, nhiều người dễ bị lạnh tay chân quanh năm do nhiều hoàn cảnh, dù có mặc quần áo dày dặn, tươm tất thì tay chân vẫn lạnh quanh năm, nhất là vào mùa đông, tay chân càng lạnh hơn.
Bạn có thể chọn cách nấu với gừng nước và uống trong 1 tháng, rất thích hợp cho những người có cơ địa lạnh uống, nó có thể giúp chúng ta giữ ấm và giảm lạnh tay chân.
Cải thiện làn da của bạn: Trong thành phần dinh dưỡng của gừng có chứa hai chất là curcumin và flavonoid, có thể làm giảm tiết dầu, uống nước gừng thường xuyên có thể bảo vệ da và có tác dụng chống oxy hóa. Nước gừng cũng có thể trì hoãn quá trình lão hóa và làm mờ các vết đồi mồi. Điều này sẽ làm cho làn da mịn màng và khoẻ mạnh.
Nước gừng tốt cho tim mạch: Các thành phần của gừng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì độ dẻo của các mao mạch và đảm bảo rằng mọi thứ trong hệ tuần hoàn máu diễn ra bình thường.
Bên cạnh đó, thành phần natri salicylat trong gừng có thể cải thiện nồng độ máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch chủ, thường xuyên uống nước gừng đun sôi cũng có thể duy trì sức khỏe tim mạch.
Nước gừng kích thích tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn: Các thành phần trong gừng có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa axit trong dạ dày, tốt cho trường hợp kém ăn, khó tiêu. Vì vậy, uống nước gừng liên tục trong 1 tháng sẽ thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện nhu động đường tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, nếu bạn có một dạ dày nhạy cảm, thì không nên uống.
Những lưu ý khi uống nước gừng
Theo chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, gừng là loại gia vị tốt nhưng không nên lạm dùng quá nhiều. Bởi gừng thuộc tính nhiệt nên khi ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người. Thậm chí theo một số lương y, dùng nhiều gừng quá 5g trên ngày có thể gây toét mắt, chảy nước mắt sống.
Dù nước gừng tốt nhưng có một số người được khuyến cáo không nên dùng nhiều gừng như: Người có tạng nóng, hay nhiệt miệng, táo bón. Những người bị đau dạ dày cũng không nên ăn gừng vì thành phần của gừng bao gồm các chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạc dạ dày, ruột và đại tràng. Tiêu thụ nhiều gừng có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, lâu dần có thể bào mòn niêm mạc thậm chí gây loét dạ dày.
Ngoài ra, với những trường hợp bị sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.