Khi còn nhỏ, trẻ có thể rất thân thiết với ông bà. Tuy nhiên, càng lớn, khoảng cách giữa chúng với người lớn tuổi trong nhà lại càng tăng. Vì vao vậy?
Trẻ không cảm thấy thân thuộc với môi trường ở nhà ông bà
Thông thường, ông bà hay đến nhà con cái để chăm sóc cháu. Khi đó, bé cần sự giúp đỡ, hỗ trợ mọi lúc mọi nơi. Tuy nhiên, khi lớn hơn và có nhận thức, các bé sẽ có tâm lý ngại đến những nơi không quen thuốc. Việc không thường xuyên sẽ khiến bé cảm thấy không thoải mái khi ở đó.
Trẻ không thích bị hỏi nhiều
Do không thường xuyên gặp cháu nên đôi khi ông bà hay quan tâm bằng cách đặt nhiều câu hỏi liên quan đến cuộc sống, học tập. Con sẽ phải đối mặt với một loạt câu hỏi như việc học ở trường thế nào, thi được bao nhiêu điểm, năm nay có được học sinh giỏi không…
Ban đầu, trẻ có thể trả lời những câu hỏi đó một cách thoải mái. Tuy nhiên, khi bị hỏi đi hỏi lại nhiều lần, bé sẽ không còn kiên nhẫn để trả lời. Dần già, con sẽ không muốn đến nhà ông bà để tránh phải trả lời hàng loạt câu hỏi như vậy.
Trẻ cảm thấy quá buồn chán
Trẻ nhỏ có thể chơi với bất cứ ai, ở bất cứ môi trường nào. Tuy nhiên, khi lớn lên, bé có nhận thức rõ ràng hơn, có sở thích và hứng thú riêng đến cha mẹ cũng không thể hiểu hết chứ đừng nói đến ông bà. Vì thế, ở nhà ông bà đôi khi không có điều mới mẻ mà trẻ thích khám phá, tìm tòi nên bé cũng không thích đến.
Nên làm gì khi trẻ không thích đến nhà ông bà?
Việc đến nhà ông bà với mục đích động viên, thăm hỏi người già và gắn kết tình cảm gia đình. Cha mẹ có thể không nhất thiết phải lúc nào cũng phải đưa trẻ đến nhà ông bà. Thay vào đó, bạn có thể tổ chức những buổi gặp gỡ gia đình ở một vài địa điểm khác bên ngoài hoặc đưa ông bà cùng đi du lịch. Như vậy, trẻ sẽ có hứng thú hơn và người lớn cũng có cơ hội vui chơi, nghỉ ngơi.
Bạn cũng cần phải nhắc nhở trẻ về những gì mà ông bà đã làm cho con khi còn nhỏ. Trẻ cần gợi nhớ về những ký ích trước đó để con cảm nhận được sự quan tâm của ông bà và cảm thấy thoải mái hơn khi đến thăm ông bà.