Nuôi dạy con cái trưởng thành là trách nhiệm của những người làm cha mẹ. Có rất nhiều người than phiền về việc nuôi dạy một đứa trẻ là một điều rất khó khăn như trẻ ương bướng, không chịu ăn,… Vậy hãy áp dụng 7 quy tắc sau đây để giúp việc nuôi dạy con trở nên dễ dàng hơn nhé!

 1. Không nên ép con ăn hay lo con đói

Nhiều cha mẹ, ông bà khi thấy con không muốn ăn thường cố tìm mọi cách để ép con ăn như làm trò, cho xem điện thoại hay thậm chí la mắng, quát tháo với suy nghĩa lo cho con bị đói. Nhưng họ không biết rằng việc làm này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tinh thần và thói quen của trẻ. Theo nghiên cứu đã chứng minh việc ép con ăn lại càng khiến con trở nên biếng ăn hơn. Nguyên nhân là vì ép trẻ ăn món trẻ không muốn khiến các bé mất khả năng tự quản lý thói quen ăn uống của mình, từ đó trẻ hoặc ăn quá ít, hoặc ăn quá nhiều khi lớn lên. 

Mỗi khi ép con ăn cha mẹ thường có suy nghĩ rất bực dọc, khó chịu nhưng chính con cũng có sự khó chịu đó, lâu dần khiến tính cách của con cũng trở nên hung hăng hoặc dễ căng thẳng hơn. Ngoài ra, nhiều đứa trẻ sẽ lấy việc ăn trở thành điều kiện trao đổi với cha mẹ như cha mẹ phải mua cái này con mới ăn. Và lớn lên không chỉ việc ăn uống mà còn việc học tập, độc lập cũng có thể trở thành điều kiện trao đổi.

ba-me-se-khong-ep-con-an-khi-thay-nhung-dieu-nay

Tùy theo thể trạng và khả năng hấp thụ mà mỗi trẻ sẽ có mức ăn khác nhau. Nếu trẻ đã thấy no và không muốn ăn nữa thì cha mẹ nên dừng lại. Việc ép con ăn cố sẽ khiến cơ thể con mất khả năng phân biệt đói và no, càng biếng ăn, thậm chí sợ ăn. Và hãy nhớ rằng không ai sẽ để cho mình bị đói cả và trẻ con cũng như vậy.

2. Hãy để cho con “được” ốm.

Đôi khi, trẻ bị ốm hay sốt là quy luật tự nhiên để cơ thể “được” chiến đấu và giúp trẻ trưởng thành về mặt thể chất cũng như tâm lý. Khi nuôi con nhỏ, mẹ hãy chuẩn bị tâm lý khi trẻ bị ốm để không bị hoảng loạn và có lựa chọn sáng suốt khi chăm sóc trẻ bị ốm.

Trong giai đoạn phát triển của con, điều quan trọng nhất là được tiếp xúc, tiếp xúc với mọi người, tiếp xúc với hoàn cảnh xung quanh vì vậy việc ốm là không thể tránh khỏi. Các cha mẹ không nên bảo bọc con quá kỹ như cấm con làm cái này, cấm con làm cái kia, cấm con nghịch bẩn nếu không sẽ bị ốm… sẽ khiến con không đủ kháng thể để tự bảo vệ bản thân. Mà việc cần làm của cha mẹ là hãy trang bị những kiến thức cần thiết về các bệnh lý hay gặp ở trẻ để có cách chăm sóc trẻ bị ốm tốt nhất, đồng thời chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện nhất.

20210504_020540_815972_tre-bi-om.max-1800x1800

3. Thỏa hiệp với con trong tùy trường hợp

Đây là nguyên tắc quan trọng trong ứng xử của cha mẹ với con cái. Trên một phương diện, trẻ con là một cá thể độc lập có suy nghĩ, lập trường riêng và chúng cũng muốn được thể hiện quyền tự do đó. Cha mẹ đừng nên tạo áp lực và bắt trẻ phải nghe theo bởi có những quyết định mà trẻ hoàn toàn nhận thức đúng. Nhưng thỏa hiệp ở đây không có nghĩa là nhượng bộ. Thỏa hiệp là sự cho phép con làm điều con muốn trong khuôn khổ cho phép, trong giới hạn đặt ra và hoàn toàn phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng nhau. Vì vậy sẽ có những trường hợp không thể thỏa hiệp với con nhất là những hành động đó của con là hoàn toàn sai trái hay đã phá vỡ giới hạn cho phép.

Ví dụ như bạn yêu cầu trẻ 10 giờ phải lên giường đi ngủ nhưng đến 10 giờ 20 trẻ vẫn đang ngồi xem tivi, rồi sẽ nói những câu như cho con thêm 5 phút nữa thôi con sẽ đi ngủ. Thì lúc này cha mẹ không nên thỏa hiệp với con vì khiến cho lần sau con vẫn sẽ tiếp tục như vậy mà thôi.

4. Dành thời gian chơi với con mỗi ngày

Đối với một đứa trẻ thì trò chơi thú vị nhất là trò chơi khi chơi cùng với cha mẹ của mình. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chơi với cha mẹ sẽ giúp trẻ thông minh hơn rất nhiều. Con sẽ luôn cảm nhận được nhiều tình cảm hơn, phát triển theo một hướng lành mạnh, tự tin khám phá môi trường xung quanh và dễ dàng kết bạn hơn.

Việc chơi với con không chỉ giúp cho con phát triển tốt hơn mà còn giúp cho mối quan hệ cha mẹ với con cái trở nên ấm áp hơn, cha mẹ cũng có thể giảm bớt cảm giác mệt mỏi trong công việc của mình. Dù bạn có bận đến mấy thì cũng hãy dành ít nhất từ 15-30 phút để chơi cùng với con. Giống như ông Phạm Nhật Vượng – chủ tịch tập đoàn Vingroup từng chia sẻ dù ông có bận đến mấy thì mỗi ngày cũng luôn dành thời gian để xem phim hoặc chơi thể thao với con. 

Những việc cha mẹ có thể cùng làm với con như lắng nghe và chia sẻ những vấn đề của con, đi bộ cùng con, dành buổi tối cho con, dân con đi công viên… Có rất nhiều việc mà cha mẹ có thể làm với con vì vậy đừng bao giờ để con luôn một mình nhé!

noi-chuyen-voi-con-giadinhvietnam-2-2231542

5. Không “làm hộ” cho con

Trong gia đoạn phát triển, các con thường có tính tò mò, tìm tòi và khám phá những điều mới lạ. Sẽ có bất kỳ một ngày nào đó, một giây phút nào đó con cũng muốn được làm như người lớn thì đừng bao giờ ngăn cản con, làm hộ con cho nhanh mà hãy kiên nhẫn đợi đến khi con hoàn thành xong công việc của mình. Điều này sẽ tạo nên tính tự lập ở trẻ. 

Có những việc rất nhỏ nhặt thôi nhưng cha mẹ cũng rất hay mắc sai lầm như khi đi tắm con tự động đi lấy chậu, nhưng lại có nhiều cha mẹ cảm thấy mất kiên nhẫn mà cầm hộ con luôn cho nhanh. Đó là điều không nên làm. Nhưng nếu việc làm đó quá nguy hiểm, quá tầm sức với con thì bố hẹ nên hỗ trợ để có thể hoàn thành công việc.

20220112_che-do-dinh-duong-cho-be-tren-2-tuoi-2.jpg

6. Luôn kiên nhẫn và bình tĩnh với con

Dạy con là cả một hành trình dài, mà trong đó ba mẹ là người dẫn dắt con đến những chân trời mới và mọi điều trong cuộc sống. Tính cách của con phụ thuộc rất nhiều vào cách giáo dục từ ba mẹ. Kiên nhẫn lắng nghe con trẻ nói hết câu chuyện của mình chính là cho trẻ tình yêu và sự ấm áp. Khoảnh khắc khi nói xong, trái tim chúng đã được nuôi dưỡng và chữa lành. Nhất là những khi con ngang bương việc kiên nhẫn lại càng quan trọng hơn vì kiên nhẫn hơn để tìm ra nguyên nhân con trở nên như vây, kiên nhẫn hơn để biết cách xử lý cho phù hợp, tạo môi trường lành mạnh cho con phát triển toàn diện. Hay kiên nhẫn dạy cho con học, việc bạn càng kiên nhẫn bao nhiêu sẽ càng khiến con hợp tác bấy nhiêu.

7. Khi ăn không tivi, điện thoại…

Đây là một nguyên tắc đơn giản nhưng rất nhiều cha mẹ mắc phải. Nhiều cha mẹ thấy con lười ăn nên thường cho các con vừa xem điện thoại vừa ăn. Việc vừa ăn vừa xem điện thoại như vậy sẽ gây đau dạ dày và hình thành các thói quen xấu, khiến trẻ không chịu ăn nếu không được xem tivi hoặc điện thoại. Hãy cố gắng để con chú tâm và tự hoàn thành tốt bữa ăn của mình. Ngoài ra cha mẹ cũng không nên sử dụng điện thoại khi ăn cơm sẽ trở thành tấm gưỡng xấu cho con.