Anh chồng than thở rằng: Vì chỗ đó của vợ nặng mùi quá nên có khi đang lúc cao hứng, ngửi thấy là ‘tụt mood’ khiến anh phải dừng cuộc chơi…

Vợ trẻ “bốc mùi”, chồng tụt mood

BS. Hoàng Sầm (Viện Y học Bản địa Việt Nam) cho hay: Ông thường xuyên khám cho chị em phụ nữ có ‘tam giác’ nặng mùi. Thậm chí, có cặp thì chồng còn muốn ly hôn vì không chịu nổi mùi từ vùng này của vợ.

Điển hình nhất là cặp vợ chồng trẻ ở Thái Nguyên còn chưa tới 30, mới kết hôn được 1 năm nhưng người chồng nhất định muốn ly hôn. Người nhà không hiểu vì sao lại như thế vì cả hai không có mối quan hệ ngoài luồng cũng không thấy xảy ra bất hòa gì nghiêm trọng. Anh chồng than thở rằng: Vì chỗ đó của vợ nặng mùi quá nên có khi đang lúc cao hứng, ngửi thấy là ‘tụt mood’ khiến anh phải dừng cuộc chơi.

cach-chua-mui-hoi-vung-kin-0-2-e1561944713636

Khi hỏi ra thì thực tế các triệu chứng này giống với nhiễm khuẩn ở chỗ tế nhị vì vi khuẩn Bacterial vaginosis. Do đó, BS. Sâm kê cho họ đơn thuốc với viên thuốc đặt. Tháng sau, vợ chồng thổ lộ đã không còn nặng mùi như trước và không còn ý nghĩ ly hôn.

Một người phụ nữ 35 tuổi cũng gặp tình trạng tương tự. Người này sống ở Hòa Bình. Chị chia sẻ rằng: Dạo này, chuyện nam nữ của vợ chồng họ không còn được như trước. Bởi, 1 tháng trước, chị phát hiện bị viêm phụ khoa khiến nó có mùi khó chịu. Mỗi lần đặt thuốc cả là cả chục ngày, loanh quanh lại tới chu kỳ xong thì bị tái lại. Điều này khiến chị hết cảm xúc còn chồng thì bị cấm vận mãi thành quen.

Nguyên nhân khiến vùng kín có mùi:

+ Viêm tạp khuẩn:

Phụ nữ ở độ tuổi sinh nở hầu như ai cũng trải qua ít nhất 1 vài lần bị viêm do vi khuẩn. Các triệu chứng viêm do vi khuẩn có thể là rát ngứa, đau, ra nhiều dịch, có mùi khó chịu.

+ Thụt rửa khi vệ sinh:

Việc thụt rửa thường xuyên sẽ khiến độ PH ở khu vực này bị kiềm hoặc trung tính hóa. Từ đó khiến nguy cơ sức đề kháng của chỗ tế nhị bị suy giảm nên dễ viêm nhiễm hơn.

+ Nhiễm ký sinh trùng:

Trùng roi là một loại ký sinh trùng đơn bảo nhỏ, lây qua đường nước và sinh hoạt vợ chồng. Nó thường gặp ở cả nam lẫn nữ nhưng nữ nhiều hơn. Dấu hiệu là dịch có bọt, dạng bột, có màu xanh hoặc vàng, ngứa và có mùi hôi.

+ Nhiễm nấm:

Nhiễm nấm có triệu chứng: dịch trắng, đặc và ngứa nhiều hơn. Với phụ nữ nhiễm nấm thì khu vực ‘tam giác’ cũng nặng mùi hơn.

+ Mắc bệnh xã hội:

Lậu, chlamydia là hai bệnh đều không dễ chẩn đoán sớm do ít triệu chứng. Khi bị bệnh, chị em chỉ thấy tiểu buốt, dịch nhiều, đau khi gần gũi, có mùi hôi.

Một số thói quen lành mạnh cũng sẽ giúp bạn phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng vùng kín và hạn chế tình trạng vùng kín có mùi:

Vệ sinh vùng kín đúng cách: Bạn nên tránh thụt rửa quá sâu vào âm đạo vì như thế sẽ làm mất độ pH cân bằng tự nhiên của âm đạo.

Giữ vùng kín khô thoáng: Môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển mạnh mẽ. Bạn hãy lau khô sạch sẽ vùng kín sau khi tắm và tránh mặc đồ bơi hoặc đồ lót ướt quá lâu.

Lưu ý khi dùng sản phẩm có mùi: Các sản phẩm có mùi thơm hoặc hương liệu không nên được sử dụng trong hoặc xung quanh âm đạo. Nước hoa và các sản phẩm vệ sinh có mùi sẽ làm thay đổi độ hóa học và gây ra tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn.

Chọn cách quan hệ an toàn: Bạn không nên quan hệ với quá nhiều người và cũng nên sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn. Mặc dù viêm âm đạo do vi khuẩn không lây qua đường tình dục nhưng sẽ làm sinh sôi nhiều vi khuẩn hơn.

Tránh quan hệ tình dục bằng miệng: Bạn nên tránh quan hệ tình dục bằng miệng với những người bị nấm miệng.

Nếu gặp tình trạng vùng kín có mùi, viêm nhiễm, tốt hơn hết là vẫn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh chính xác và được điều trị kịp thời.