Tây Nguyên có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 5 triệu hecta, chiếm 91,75% diện tích đất tự nhiên, trong đó có 1,3 triệu hecta đất đỏ bazan. Lợi thế này giúp vùng sẽ trở thành trung tâm sản xuất nông sản hàng hóa lớn của cả nước. Tuy nhiên, nông nghiệp Tây Nguyên vẫn luôn gặp những bất lợi về được mùa, mất giá vì chưa chủ động được trong chế biến, thu mua và thị trường xuất khẩu.

Đắk Lắk, Tây Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, việc đầu tư manh mún đã chưa khai thác tốt dư địa ở các lĩnh vực của ngành nông nghiệp. Chính vì vậy, việc tập trung thu hút các dự án nông nghiệp có trọng tâm, trọng điểm được xem là hướng đi bền vững để địa phương nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.

Quang cảnh Lễ Công bố Dự án Nông nghiệp giữa Ngọc Minh Châu Group và UBND tỉnh Đắk Lắk tại huyện Cư M’Gar

Bên cạnh đó, trong suốt 2 năm qua, tình trạng xuất khẩu trái cây của Tây Nguyên nói riêng và cả nước ta nói chung giảm mạnh, đồng thời nông sản nội địa chất đống với giá bán rẻ bèo. Ví như một số hộ nông dân tại huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, thời điểm đầu vụ, mít Thái trên địa bàn có giá 30.000 đồng/kg, sau đó giảm xuống 15.000, và rớt thẳng xuống 2.000-3.000 đồng/kg; giá bơ tại tỉnh Đăk Nông cũng rớt thê thảm xuống dưới 10.000 đồng so với giá 100.000 đồng của những năm trước đó; hay xoài, loại trái cây tiêu thụ chủ yếu bằng hình thức xuất khẩu, lại chỉ bán đổ bán tháo với giá từ 3.000 – 5.000 đồng/kg;… Nhìn chung, các mặt hàng trái cây Việt duy trì ở mức thấp suốt thời gian qua do ảnh hưởng bởi hoạt động xuất khẩu khi Trung Quốc thực hiện chính sách “zero covid” khiến hàng nông sản bị ùn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc.

Đến thời điểm này, chúng ta thấy ở các khu vực miền Đông Nam bộ và ĐBSCL khai thác rất tốt các thế mạnh của họ. Từ tôm, cá, trái cây… cái nào cũng đứng nhất và mang về rất nhiều tỉ đô la cho đất nước. Dĩ nhiên phát triển trước có những lợi thế và tồn tại, hạn chế của nó. Vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng có lợi thế của người đi sau để tránh được những “vết xe đổ”. Lợi thế đó là, đất đai còn rộng lớn nên dễ liên kết tổ chức sản xuất quy mô lớn, thuận tiện áp dụng cơ giới hoá và các tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại để giảm chi phí. Vùng đất đỏ bazan thích hợp với nhiều loại nông sản cho chất lượng sản phẩm vượt trội.

Ông Lê Nam Cao, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cư M’Gar lên phát biểu khai mạc hội nghị

Từ tổng quan thị trường có thể thấy, nếu muốn phát triển, xuất khẩu nông sản ra nước ngoài thì Việt Nam không còn đường nào khác là phải thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp nói đơn giản hơn chính là tôn trọng quy luật tự nhiên của kinh tế thị trường; thị trường họ cần cái gì thì là một nhà sản xuất chúng ta phải đáp ứng nhu cầu của họ.

Trong lộ trình Nâng tầm nông sản nông nghiệp Việt, đặc biệt là tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của Tây Nguyên, và thực hiện Bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Đắk Lắk với Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Ngọc Minh Châu (NMC) TP Hồ Chí Minh tại Hội nghị xúc tiến đầu tư lĩnh vực Nông nghiệp tổ chức tại Khách sạn Mường Thanh ngày 28/4/2022 trong việc tìm kiếm đầu ra, đẩy mạnh nông nghiệp số và kết nối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước về lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản, Ngọc Minh Châu phối hợp UNND huyện Cư M’Gar cùng tiến tới Lễ Công bố Dự án Nông nghiệp giữa Ngọc Minh Châu Group và UBND tỉnh Đắk Lắk tại huyện Cư M’Gar. Đồng thời ra mắt HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Ngọc Minh Châu – Cư M’Gar đặt ngay huyện Cư M’Gar.

Lễ kí kết Bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Đắk Lắk với Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Ngọc Minh Châu TP Hồ Chí Minh tại Hội nghị xúc tiến đầu tư lĩnh vực Nông nghiệp tổ chức tại Khách sạn Mường Thanh ngày 28/4/2022.

Ông Lê Nam Cao – Phó Bí thư huyện ủy, chủ tịch UBND huyện Cư M’Gar phát biểu tại buổi lễ: “UBND huyện cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất và sẽ luôn cùng đồng hành với Công ty hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc , đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích các hợp tác xã liên kết với Công ty xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu, hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn; tạo mọi điều kiện thuận lợi để Công ty và hợp tác xã hoạt động kinh doanh sản xuất có hiệu quả. Tuyên truyền, vận động Nhân dân liên kết góp vốn, đất đai và tham gia là thành viên của Hợp tác xã. UBND huyện hy vọng rằng với trình độ năng lực quản lý điều hành của Công ty Ngọc Minh Châu, thời gian tới Công ty sẽ gặt hái nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh và Hợp tác xã Nông nghiệp Công nghệ cao Ngọc Minh Châu Cư M’gar sẽ là điểm sáng trong kinh tế hợp tác, góp phần thúc đẩy việc phát triển các hợp tác xã trên địa bàn huyện.”

SÁNG NGÀY 25/6/2022, TẠI HUYỆN CƯ M’GAR, NGỌC MINH CHÂU ĐÃ PHỐI HỢP VỚI UBND HUYỆN TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP GIỮA NGỌC MINH CHÂU GROUP VÀ UBND TỈNH ĐẮK LẮK. 

SỰ KIỆN CÓ SỰ HIỆN DIỆN CỦA ÔNG NGUYỄN HOÀI DƯƠNG, ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY, GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN; ÔNG LÊ VĂN THÀNH, CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC TRỒNG TRỌT – BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH ĐẮK LẮK; ÔNG NGUYỄN ĐÌNH VIÊN, TỈNH ỦY VIÊN, BÍ THƯ HUYỆN ỦY, CHỦ TỊCH HĐND HUYỆN CƯ M’GAR; BÀ NAY HNAN, PHÓ BÍ THƯ HUYỆN ỦY, CHỦ TỊCH UBND HUYỆN; ÔNG LÊ NAM CAO, PHÓ BÍ THƯ HUYỆN ỦY, CHỦ TỊCH UBND HUYỆN CƯ M’GAR. 

VỀ PHÍA NGỌC MINH CHÂU GROUP CÓ SỰ GÓP MẶT CỦA ÔNG VÕ DANH HẢI – CHỦ TỊCH HĐQT HTX NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NGỌC MINH CHÂU CƯ M’GAR; ÔNG HOÀNG ĐỨC TRUNG – GIÁM ĐỐC HTX; ÔNG ĐẶNG NGỌC CẨN – THÀNH VIÊN HĐQT CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NGỌC MINH CHÂU; BÀ NGUYỄN ĐỨC BẢO THU – THÀNH VIÊN HĐQT KIÊM GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ NGỌC MINH CHÂU; BÀ NGUYỄN THỊ MINH CHÂU – CHỦ TỊCH HĐQT CỦA HTX NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NGỌC MINH CHÂU TẠI KHU VỰC ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG. 

NHÂN DỊP NÀY, NGỌC MINH CHÂU CŨNG KÍ KẾT XÂY DỰNG VÙNG TRỒNG VỚI CÁC HTX: HTX NÔNG NGHIỆP TIÊN PHONG; HTX SẢN XUẤT DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP THĂNG TIẾN ; CÔNG TY TNHH TRANG TRẠI VIỆT PHONG PHÚ, HTX NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ KRONG PAK VÀ CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRONG VÀ NGOÀI ĐỊA PHƯƠNG: CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU VẠN XUÂN PHÁT, CÔNG TY TNHH TƯ VẤN NGUYÊN VŨ, CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI PHÚC LỘC, CÔNG TY RONG KE ENTERPRISE CO.,LTD, CÔNG TY ZHEJIANG DE AMMAN TRADING.

Ông Nguyễn Hoài Dương, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại hội nghị

Ngọc Minh Châu Group tuy tuổi đời còn non trẻ nhưng quy tụ đội ngũ lãnh đạo và nhân viên đều là những người đã “chinh chiến” qua nhiều năm ở những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực từ trồng trọt, sản xuất, chế biến, chuyển đổi số nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại quốc tế đến truyền thông… Và hơn hết tình yêu với nông sản Việt, với niềm tự hào và quyết tâm nâng tầm nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Hiện Ngọc Minh Châu Group có 3 đơn vị thành viên chính là: Công ty Xuất nhập khẩu Thương mại Dịch vụ Ngọc Minh Châu có trụ sở tại TP.HCM và Hợp tác xã Nông nghiệp Công nghệ cao Ngọc Minh Châu đặt tại huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng và HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Ngọc Minh Châu – Cư M’Gar.

Đại diện HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Ngọc Minh Châu Cư M’Gar cho biết: “Huyện Cư M’gar có diện tích tự nhiên là 82.450 ha, trong đó diện tích đất sản xuất Nông nghiệp là 63.701 ha, là một huyện nông nghiệp có điều kiện đất đai khá phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và chăn nuôi gia súc gia cầm. Hệ thống ao, hồ, suối và các công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp. Đây sẽ là nơi nhiều tiềm năng xây dựng vùng trồng cho các mặt hàng nông sản chủ lực mà chúng tôi bao tiêu, chế biến với giá trị kinh tế cao và bền vững.” 

Ông Võ Danh Hải – Chủ tịch HĐQT HTX nông nghiệp công nghệ cao Ngọc Minh Châu Cư M’Gar chia sẻ về tiềm năng phát triển nông nghiệp tại Cư M’Gar

Ông Nguyễn Hoài Dương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Ủy, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết kinh tế nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ gần 40% trong cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh.  Trong những năm qua, Đắk Lắk đã tích cực kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến để thu mua sản phẩm cho người dân. Đây là giải pháp tích cực nhằm giải quyết vấn đề dư thừa sản phẩm cho người dân. Tương lai, nông nghiệp vẫn là vấn đề được tỉnh quan tâm phát triển mang tính bền vững gắn với sự phát triển kinh tế của tỉnh cũng như nâng cao đời sống nhân dân. Đắk Lắk tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đến, tham gia, đồng hành với tỉnh, với người dân địa phương phát triển kinh tế.

Bà Nay Nhan – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Cư M’Gar, ông Nguyễn Đình Viên – Tỉnh ủy viên, Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Cư M’Gar theo dõi nội dung hội nghị (Từ trái qua)

Ông Đặng Ngọc Cẩn – thành viên HĐQT Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ Ngọc Minh Châu chia sẻ: “Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng thương hiệu, truyền thông, chuyển đổi số nông nghiệp… chúng tôi sẵn sàng đồng hành với các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp để xây dựng lộ trình và biến giấc mơ nâng cao giá trị của nông sản Việt Nam thành hiện thực. Rất mong nhận được sự đồng cảm, hỗ trợ từ các cấp chính quyền, tổ chức, đặc biệt là các thành viên HTX nông nghiệp tại địa phương để cùng chung tay thực hiện giấc mơ đó.”

Ông Đặng Ngọc Cẩn – thành viên HĐQT Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại dịch vụ Ngọc Minh Châu chia sẻ về thế mạnh của NMCG

Đầu tiên, để hiện thực các mục tiêu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Daklak và cụ thể là huyện Cư M’Gar, NMCG quyết định đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu cho hai loại cây chủ lực là chanh dây và măng tây với mục tiêu: 150ha chanh dây,  40ha măng tây trong măm 2022; 300ha chanh dây, 80ha măng tây vào 2023; và phấn đấu 450ha chanh dây, 120ha măng tây vào năm 2024.

Bà Nguyễn Đức Bảo Thu (giữa) – Thành viên HĐQT kiêm Giám đốc NMCG kí kết hợp tác cùng các đơn vị đối tác

Đặc biệt, để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của vùng, NMC quyết định đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản theo tiêu chuẩn công nghệ cao đặt tại Cư M’Gar với vốn đầu tư dự kiến 160 tỷ đồng. Đồng thời NMCG sẽ xây dựng Trạm thu mua và sơ chế nông sản khu vực Tây Nguyên với vốn đầu tư 25 tỷ. Đây sẽ là nơi thu mua, tập kết, sơ chế các sản phẩm nông nghiệp trong vùng Tây nguyên trước khi chuyển đi các siêu thị trong cả nước. Một số sản phẩm chuyển về nhà 6 máy chế biến để chế biến sâu phục vụ cho việc xuất khẩu vào các thị trường cao cấp của thế giới như châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc…

Các khách mời rất quan tâm đến các vấn đề nêu ra tại hội nghị

Sự kiện Công bố Dự án Nông nghiệp giữa Ngọc Minh Châu Group và UBND tỉnh Đắk Lắk tại huyện Cư M’Gar hôm nay hy vọng nhận được sự được ủng hộ, tạo điều kiện của quý ban ngành địa phương cùng sự đồng hành, chung tay của các chuyên gia nông nghiệp, quý đối tác trong và ngoài tỉnh có cùng một giấc mơ xây dựng một nền nông nghiệp Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Ngọc Minh Châu Group chụp ảnh lưu niệm cùng BLĐ huyện Cư M’Gar và đối tác, khách mời

Xem thêm hình ảnh tại hội nghị:

Hoàng An – Ảnh: Đinh Phúc (Từ huyện Cư M’Gar, Đắk Lắk)