Bạn đừng cho trẻ ăn sáng với đồ quá cay, lạnh, đồ ăn nhanh… vì không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

5 món ăn sáng gây hại cho trẻ

Đối với trẻ, một bữa sáng lành mạnh không chỉ cần cung cấp đủ lượng calo mà còn phải chứa các protein quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển. Tuy nhiên, nhiều món ăn điển hình dưới đây không đáp ứng được tiêu chí đó, không tốt cho hệ tiêu hóa, sự phát triển của trẻ nhỏ.

1. Nước ép trái cây và rau quá lạnh

Nhiều bà mẹ thích cho con uống nước ép rau củ quả vào buổi sáng. Nó có thể cung cấp dinh dưỡng trực tiếp từ trái cây, rau quả và dọn dẹp chất thải trong cơ thể. Nhưng cơ thể trẻ luôn thích môi trường ấm áp. Khi đó, quá trình tuần hoàn sẽ diễn ra bình thường, việc vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng và chất thải sẽ diễn ra suôn sẻ.

Do đó, khi ăn sáng, không nên cho trẻ uống nước ép rau củ lạnh, cà phê đá, nước đá, trà đen đá, tương đậu xanh, sữa đá… trước. Bởi vì vào buổi sáng, nhiệt độ Trái Đất chưa tăng lên. Các cơ, dây thần kinh và mạch máu trong cơ thể vẫn co lại.

Nếu trẻ ăn uống đồ lạnh vào lúc này sẽ khiến các hệ thống trong cơ thể co rút nhiều hơn, máu lưu thông khó khăn hơn. Có lẽ lúc đầu trẻ không cảm thấy khó chịu ở dạ dày và ruột khi ăn, uống đồ lạnh. Nhưng dần dà, bé sẽ gặp vấn đề phân lỏng, da ngày càng tệ, hoặc cổ họng luôn có đờm. Các bệnh cảm lạnh kéo đến thường xuyên, làm tổn thương dạ dày và sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy, bạn nên cho con ăn đồ ăn nóng vào bữa sáng để bảo vệ dạ dày.

Các chuyên gia về chế độ ăn uống khuyến nghị: Món ăn đầu tiên vào buổi sáng nên là cháo nóng, cháo yến mạch nóng, sữa dê nóng, sữa đậu nành nóng, mè rang, cháo khoai mỡ hoặc cháo cá tươi… Sau đó bạn có thể cho trẻ ăn rau, bánh mì, trái cây, đồ ăn nhẹ…

2. Đồ ăn quá cay

Thức ăn quá cay sẽ gây tổn thương dạ dày. Ớt có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản, khiến trẻ đau bụng sau khi ăn và tạo gánh nặng cho dạ dày.

3. Đồ ăn nhanh phương Tây

Trẻ ăn bữa sáng nhiều calo này dễ dẫn đến béo phì, tiêu thụ lâu dài đồ chiên rán cũng sẽ gây hại cho cơ thể. Ngoài ra, bữa sáng này còn tồn tại vấn đề mất cân bằng dinh dưỡng. Lượng calo của món ăn tương đối cao nhưng thường thiếu vitamin, khoáng chất, cellulose và các chất dinh dưỡng khác.

Nếu chọn đồ ăn nhanh kiểu phương Tây cho bữa sáng của trẻ, bạn nên bổ sung thêm súp trái cây hoặc rau củ để duy trì cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo trẻ nạp vào nhiều chất dinh dưỡng.

4. Bữa cơm thừa từ tối hôm trước nhưng không hâm nóng

Một số phụ huynh thức dậy vào buổi sáng lấy thức ăn thừa từ tối hôm trước và làm bữa sáng cho con. Món ăn có thể lạnh và cứng. Đồng thời, một số thay đổi của vi sinh vật trong thức ăn để qua đêm sẽ dẫn đến sản sinh ra vi khuẩn có hại, dễ khiến trẻ bị bệnh hôi miệng.

Bạn nên hâm nóng thực phẩm đã nấu chín trước khi cho trẻ ăn, ngăn chặn sự phát triển của vi trùng, vi khuẩn, các mầm bệnh…

5. Các món ăn vặt

Các món này chủ yếu là đồ khô, không có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thu của trẻ khi bé bị mất nước vào buổi sáng. Hơn nữa, nguyên liệu chính của bánh quy và các món ăn nhẹ khác là ngô. Mặc dù nó có thể cung cấp năng lượng trong thời gian ngắn, nó sớm khiến cơ thể cảm thấy nhanh đói trở lại. Đồng thời, ăn vặt vào bữa sáng rất dễ khiến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, suy nhược thể chất và dễ mắc nhiều loại bệnh tật.

Mặt khác, nhiều phụ huynh mua đồ ăn sáng cho con ở các quán ven đường, rồi cho con vừa ăn vừa đi. Việc vừa ăn vừa đi bộ không tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa và khả năng hấp thu của cơ thể. Hơn nữa, khâu vệ sinh thực phẩm tại các quán ven đường khó được đảm bảo.

Khuyến nghị bữa sáng lành mạnh cho trẻ

Một bữa sáng lành mạnh bao gồm bốn phần:

– Ngũ cốc giàu năng lượng, giàu carbohydrate như bánh mì, bột yến mạch và bánh bao hấp

– Cung cấp thịt, trứng giàu đạm và mỡ

– Rau củ quả cung cấp chất xơ và vitamin phong phú

– Các sản phẩm từ sữa cung cấp canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác.

Một bữa sáng bao gồm bốn loại thực phẩm này là hoàn hảo. Bữa sáng bao gồm ba loại là tốt cho sức khỏe và bữa sáng chỉ bao gồm một hoặc hai loại là không tốt cho sức khỏe.

Các thực đơn bữa sáng lành mạnh mà chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị:

– Sữa + bánh mì nguyên hạt + trứng + trái cây.

Sữa: Cố gắng chọn sữa ít béo hoặc sữa gầy. Những người thấy khó chịu ở dạ dày sau khi uống sữa có thể là vì cơ thể không tiêu hóa được lactose. Vì vậy, bạn có thể chọn sữa không chứa lactose. Những người có nhiều thời gian hơn một chút có thể cân nhắc việc đổ sữa vào cốc và đun nóng trong một phút.

Bánh mì: Cố gắng ăn ít bánh mì trắng hoặc bánh mì ngọt mềm đã qua chế biến quá kỹ. Nên ăn bánh mì nguyên hạt.

Trái cây: Dùng trái cây tươi theo mùa.

Nếu con không có thời gian ăn, bạn chỉ cần chọn những loại trái cây tiện lợi bỏ vào cặp để bé ăn giữa các tiết học. Đó có thể là táo, cam, lê, chuối và chà là.

– Bột + Rau củ + Trứng + Sữa chua

Bột: bột mè, bột củ sen, bột chà là đỏ.

Sữa chua: Hãy cố gắng chọn sữa chua nguyên chất ít béo.

Rau: Xà lách, cúc đắng, cần tây, dưa chuột, cà chua và các loại rau khác có thể ăn sống, rửa sạch và ăn cùng sữa chua.

– Bột yến mạch + sữa + các loại hạt + trái cây

Bột yến mạch: Chọn yến mạch ăn liền

Sữa: sữa bò, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa đậu phộng

Các loại hạt: Hạnh nhân, quả óc chó, hạt thông, hạt hướng dương, hạt bí ngô và các loại hạt khác mà trẻ thích ăn.

Bạn cho bột yến mạch vào 1/3 tô cơm, sau đó cho sữa vào, cho vào lò vi sóng quay 1-2 phút.

Theo Hằng Trần (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link