Dù chưa đủ bằng chứng acrylamide có thể gây ung thư nhưng chuyên gia khuyến cáo mọi người nên ăn trái cây tươi, rau củ, thực phẩm giàu chất xơ.

Khi thực phẩm bị cháy, các chất dinh dưỡng bao gồm vitamin B, C và một số khoáng chất thiết yếu sẽ giảm chất lượng. Ảnh: Astirodysseuskos.

Một số nghiên cứu cho thấy ăn thực phẩm bị cháy có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Khi thực phẩm bị nấu quá chín hoặc bị cháy, nó có thể tạo thành các hợp chất gọi là amin dị vòng (HCAs) và hydrocacbon thơm đa vòng (PAH), được biết là chất gây ung thư. Các hợp chất này có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư ruột kết, dạ dày và tuyến tụy.

Nhà hóa học Lauren Robin của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cho biết trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao, acrylamide có thể được hình thành trong một số loại thực phẩm như khoai tây, ngũ cốc, cà phê và bánh mì.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, nó đã được chứng minh là gây ung thư ở động vật tiếp xúc với acrylamide liều rất cao. Không có bằng chứng nhất quán về ảnh hưởng của acrylamide từ việc tiêu thụ thực phẩm đối với bệnh ung thư ở người.

Khi bạn nấu bữa ăn bằng nhiệt, nhiệt độ tăng lên, dẫn đến sự thay đổi các hợp chất và chất dinh dưỡng của thực phẩm. Phản ứng hóa học này có cả tác động tích cực và tiêu cực đối với sức khỏe.

Lý do nên tránh ăn thức ăn bị cháy:

1. Mất chất dinh dưỡng cần thiết

Khi thực phẩm bị cháy, các chất dinh dưỡng nhạy cảm với nhiệt bao gồm vitamin B, C và một số khoáng chất thiết yếu sẽ giảm chất lượng. Điều này thường biến thực phẩm trở nên độc hại và có hại cho sức khỏe.

2. Tăng stress oxy hóa

Nấu quá chín hoặc cháy thức ăn thường tạo ra độc tố. Các sản phẩm phụ của quá trình oxy hóa có thể dẫn đến tổn thương gốc tự do. Độc tố cũng được biết đến là tạo ra chứng viêm trong cơ thể.

an do chay ung thu anh 1

Thực phẩm cháy có thể giải phóng khói độc hại, gây kích ứng hệ hô hấp và gây ra các vấn đề về hô hấp. Ảnh: BBC.

3. Sự hình thành hóa chất độc hại

Thực phẩm bị cháy thường dẫn đến sự hình thành một số hợp chất có hại tên là acrylamide, amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs). Theo các chuyên gia, các hợp chất này được tạo ra khi protein và chất béo phản ứng với nhiệt độ cao.

4. Thúc đẩy chứng khó tiêu

Nấu quá chín hoặc cháy thức ăn sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó. Điều này có thể ảnh hưởng thêm đến quá trình trao đổi chất và gây khó tiêu hóa.

Khó tiêu hóa dẫn đến một số khó chịu bao gồm axit, ợ nóng, các vấn đề về đường ruột.

5. Các vấn đề về hô hấp

Thực phẩm cháy có thể giải phóng khói độc hại, gây kích ứng hệ hô hấp và gây ra các vấn đề về hô hấp.

6. Các vấn đề về tiêu hóa

Thực phẩm bị cháy có thể khó tiêu hóa và gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Theo Nghi Phương (zing) – Ảnh: T.H

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link