Uống trà gừng, trà hoa cúc, mút chiếc kẹo bạc hà… có thể giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn, đau bụng nhanh chóng.

1. Rượu đắng và soda

Một quán bar có lẽ là nơi cuối cùng bạn nghĩ đến để tìm cách giảm khó chịu ở bụng. Nhưng nhiều người thực sự tín nhiệm cách pha năm hoặc sáu giọt rượu đắng vào một ly nước tăng lực, soda hoặc rượu gừng.

Hầu hết những nhãn rượu đắng phổ biến đều chứa hỗn hợp các loại thảo mộc như quế, thì là, bạc hà và gừng. Những thành phần này có thể là lý do tại sao vị đắng giúp giảm buồn nôn, khó chịu ở một số người.

2. Gừng

Ảnh: wforwoman
Ảnh: wforwoman

Từ xa xưa, người ta đã coi gừng như một phương thuốc chữa bách bệnh, từ đau nhức đến buồn nôn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với một số loại đau bụng.

Là một chất chống viêm tự nhiên, gừng có sẵn ở nhiều dạng, tất cả đều có thể hữu ích. Gừng nhai và các chất bổ sung có gừng dễ uống, trong khi một số người lại thích gừng ở dạng nước giải khát. Hãy thử một loại bia gừng hoàn toàn tự nhiên hoặc cắt một miếng gừng tươi để pha trà.

3. Trà hoa cúc

Một tách trà hoa cúc có thể giúp xoa dịu cơn đau bụng, khó chịu trong dạ dày bằng cách hoạt động như một chất chống viêm. Những đặc tính chống viêm này giúp cơ bụng thư giãn, có thể làm giảm cơn đau do chuột rút và co thắt.

4. Chế độ ăn BRAT

Các cha mẹ có con mới biết đi đều biết về chế độ ăn BRAT, bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng, để làm dịu cơn đau bụng. Nó có thể giúp giảm buồn nôn hoặc tiêu chảy.

BRAT chứa các loại thực phẩm ít chất xơ, có độ liên kết cao. Không có loại thực phẩm nào trong số này chứa muối hoặc gia vị, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Chế độ ăn kiêng nhạt nhẽo này là lựa chọn phù hợp khi bạn cảm thấy ốm nhưng vẫn phải ăn thứ gì đó. Hãy thử nướng bánh mì chín kỹ, do bánh mỳ hơi cháy được cho là có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn.

5. Bạc hà

Ảnh: Shape
Ảnh: Shape

Bạc hà thường được coi là một phương thuốc hữu ích cho chứng buồn nôn và đau bụng, do tinh dầu trong lá bạc hà là một chất giảm đau tự nhiên. Hãy thử pha một tách trà bạc hà, mút chiếc kẹo bạc hà, nhai lá cây bạc hà… để giúp giảm khó chịu ở bụng.

6. Giấm táo

Nếu bạn có thể chịu được, hãy thử dùng từng muỗng canh loại giấm có tính axit này để trung hòa cơn đau dạ dày. Nếu nó quá mạnh, hãy trộn một muỗng canh với cốc nước và một muỗng cà phê mật ong, rồi nhấm nháp từ từ.

Các axit trong giấm táo có thể giúp giảm quá trình tiêu hóa tinh bột, cho phép tinh bột đi vào ruột và giữ cho vi khuẩn trong ruột khỏe mạnh. Một số người uống một thìa giấm táo mỗi ngày như một biện pháp phòng ngừa.

7. Chườm ấm

Ảnh: marylandstatedoulas
Ảnh: marylandstatedoulas

Tấm đệm sưởi hoặc chai nước nóng có tác dụng xoa dịu rất tốt khi bạn cảm thấy đau bụng, buồn nôn. Vì vậy, hãy cuộn mình trong chăn ấm và thư giãn cho đến khi các triệu chứng của bạn qua đi.

Hơi ấm trên bụng sẽ giúp bạn không bị chuột rút hoặc đau đớn, và hơi nóng có thể giúp thư giãn cơ bắp, giảm cảm giác buồn nôn. Tuy nhiên, đừng nên để chai nước hoặc túi sưởi trên bụng quá lâu, vì bạn có thể làm bỏng làn da của mình.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Các vấn đề như đau bụng, buồn nôn đôi khi là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Nôn mửa kéo dài khiến bạn có nguy cơ bị mất nước. Uống từng ngụm nước nhỏ có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn gặp khó khăn trong việc giữ nước lâu hơn sáu giờ. Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy buồn nôn hoặc đau dạ dày và khó chịu trong hơn 48 giờ.

Nếu thấy liên tục gặp vấn đề về dạ dày sau khi ăn một số loại thực phẩm hoặc tham gia vào các hoạt động cụ thể, hãy nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng của bạn trong lần khám tiếp theo.

Theo Hướng Dương (ngoisao.vnexpress) – Ảnh: T.H

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn | Copy Link