Những món quen thuộc này có nguy cơ gây bệnh cho con người rất cao. Để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên hạn chế ăn ngay từ bây giờ.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia các chất kích thích sự hành thành các tế bào K trong cơ thể thành 3 loại và 4 nhóm:

– Chất gây K loại 1: Nhóm báo động nhất, gồm các thực phẩm, chất độc trực tiếp gây ra sự biến đổi tế bào trong cơ thể con người. Một số chất trong nhóm này thường có mặt trên bàn ăn, xung quanh nhà cửa của chúng ta mỗi ngày.

– Chất gây K loại 2 gồm nhóm 2A và 2B. Trong đó:

Nhóm 2A là những thành phần, thực phẩm có thể gây biến đổi tế bào. Các bằng chứng trên người đã đầy đủ, các chất này cũng đã được chứng minh gây K cho động vật trong phòng thí nghiệm nhưng vẫn chưa thể đi đến kết luận.

Nhóm 2B gồm những chất có khả năng gây biến đổi tế bào để gây ra bệnh nhưng vẫn chưa có bằng chứng đầy đủ trên người.

– Chất gây K loại 3: Không thể phân loại về khả năng làm biến đổi tế bào vì hiện chưa thể xác định được. Các nghiên cứu không có đủ bằng chứng trên người và động vật.

Theo IARC, các cấp độ nêu trên được dùng để xác định những nhân tố nguy hại. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những chất thuộc nhóm 1 và nhóm 2 chắc chắn sẽ gây bệnh cho con người. Quá trình hình thành bệnh còn dựa vào các yếu tố khác như môi trường sống, độ tuổi, di truyền, sức khỏe của mỗi cá nhân.

7 loại thực phẩm quen thuộc nằm trong danh sách gây K

Năm 2020, danh sách các chất gây ung thư do IARC cập nhật gồm có 121 loại chất gây K thuộc nhóm 1 và 89 loại chất thuộc nhóm 2A. Trong đó có những thứ khá quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta như nitrosamine, benzopyrene, rượu , cá muối, aflatoxin, axit aristolochic, helicobacter pylori (vi khuẩn HP)…

Sản phẩm tẩm ướp muối

7-thuc-pham-gay-k-dau-bang-01

Cá khô, dưa muối chua… là những thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, đây lại là món được xếp vào nhóm gây K cấp độ 1. Nguyên nhân là do trong quá trình ướp muối, người ta phải sử dụng muối nồng độ cao để khử nước trong thực phẩm, giúp kéo dài thời gian bảo quản. Quá trình này khiến cho thực phẩm sẽ chứa nhiều nitrit. Nitrit khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitrosamine (nitrosodimethylamine). Dưới môi trường axit của dạ dày, nitrosamine là chất cực kỳ dễ làm biến đổi tế bào, khiến các khối u hình thành trong cơ thể.

Ngoài ra, trong quá trình ướp muối rồi phơi nắng (đối với các loại cá khô), thực phẩm rất dễ bị vi khuẩn tấn công, thậm chí sản sinh ra aflatoxin. Đây cũng là một chất gây K cục mạnh.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn quá nhiều muối là nguyên nhân dẫn tới tình trạng huyết áp cao, tăng gánh nặng cho tim, thận, làm viêm khí quản, khiến bệnh đường ruột tăng nặng, tăng tỷ lệ mắc các loại K như vòm họng, thực quản…

Đồ chiên và đồ nướng

7-thuc-pham-gay-k-dau-bang-02

Đây là những thực phẩm khoái khẩu của người trẻ nhưng lại không hề tốt cho sức khỏe. Khi nướng, nhiệt độ cao sẽ làm thịt bị cháy, phần bị cháy khét đó sẽ chứa benzopyrene – một chất có khả năng tác động, gây biến đổi tế bào, kích thích sự hình thành của các khối u trong cơ thể. Ngoài ra, khi nướng bằng than hoa, benzopyrene còn được tạo ra từ than hoa sau khi bị đốt. Nó bay lơ lửng trong không khí, hòa trộn với khói dầu, bám vào thực phẩm.

Đối với đồ chiên, dầu thực vật bị đun nóng ở nhiệt độ trên 270 độ C cũng sẽ tạo ra benzopyrene. Ở mức 300 độ C, một lượng lớn benzopyrene được tạo ra sẽ bám vào thực phẩm. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần thì hàm lượng benzoypyren càng nhiều, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài ra, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) cũng chỉ ra rằng những thực phẩm chứa tinh bột, axit amin nếu được chiên hoặc nướng ở nhiệt độ trên 120 độ C sẽ tạo ra một lượng acrylamine nhất định. Acrylamine là một chất có nguy cơ gây quái thai và các đột biến trong cơ thể.

Thực phẩm mốc

7-thuc-pham-gay-k-dau-bang-03

Các loại thực phẩm mốc sẽ sản sinh là aflatoxin – một chất gây K thuộc nhóm 1, độc gấp 68 lần asen (thạch tín) và có nguy cơ gây K cao gấp 70 lần so với dimethyl nitrosamine. Aflatoxin là chất được sinh ra từ loại nấm Aspergillus flavus. Thực phẩm khi không được bảo quản đúng cách, nấm Aspergillus flavus sẽ sinh sôi và sản sinh ra chất độc. Sau khi aflatoxin đi vào cơ thể, chất này sẽ làm tổn thương lớn tới gan.

Đồ uống nóng

7-thuc-pham-gay-k-dau-bang-04

Vào mùa đông, một ly đồ uống nóng sẽ giúp bạn cảm thấy ấm người. Tuy nhiên, đồ uống quá nóng lại không hề tốt cho sức khỏe. Đồ uống nóng trên 65 độ C được xếp vào nhóm gây K loại 2A. Nguyên nhân là do niêm mạc miệng và thực quản của con người rất mong mảnh, khả năng chịu nhiệt có hạn, các loại đồ uống nóng sẽ khiến chúng bị bỏng. Các vết bỏng này có thể hồi phục nhanh chóng nhưng nếu bỏng nhiều lần trong thời gian dài thì sẽ gây viêm mãn tính, tăng nguy cơ mắc các bệnh K liên quan đến thực quản, miệng…

Rượu

7-thuc-pham-gay-k-dau-bang-05

Thành phần chính của rượu là ethanol. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành acetaldehyde – một chất gây K thuộc nhóm 1. Acetaldehyde sau đó được cơ thể tiếp tục chuyển hóa thành axit acetic, cuối cùng thành carbon dioxide và nước.

Rượu bia có thể gây bệnh cho con người theo nhiều cách nhưng chủ yếu là làm tổn thương DNA. Uống rượu lâu ngày sẽ làm các tổn thương DNA bị tích tụ lại, gây ra đột biến và dẫn tới bệnh tật.

Một báo cáo về Ung thư Thế giới năm 2014 cho biết rượu gây ra 3,5% các ca ung thư.

Thịt chế biến sẵn

7-thuc-pham-gay-k-dau-bang-06

Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt muối, giăm bông cũng có nguy cơ gây K cao ngang với rượu có nồng độ cồn cao hay thuốc lá. Theo một nghiên cứu, việc ăn càng nhiều thực phẩm chế biến sẵn càng làm tăng nguy cơ mắc K trực tràng.

Nấm ngâm quá lâu

7-thuc-pham-gay-k-dau-bang-07

Các loại nấm là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu chế biến không đúng cách thì nó có thể gây hại cho sức khỏe.

Với các loại nấm khô, bạn cần phải chú ý tới thời gian ngâm nấm. Khi ngâm quá lâu trong nước, nấm sẽ bị vi khuẩn tấn công, sản sinh ra chất độc aflatoxin và axit men gạo (mycolic axit) gây hại cho cơ thể.