Sống chung nhà với F0, ai cũng nên nắm 5 cách tránh lây nhiễm virus hiệu quả sau

Cách giữ an toàn khi sống cùng F0 trong nhà

Theo các chuyên gia, bạn có thể tránh nhiễm Covid-19 từ F0 là người nhà hay không còn phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng gia đình cũng như tình trạng tiêm chủng, khả năng giãn cách xã hội, có dùng chung đồ, cách thức dọn dẹp không gian chung…

Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ khuyến cáo: Vì sống cùng nhà nên chúng ta sẽ có nguy cơ phơi nhiễm cho đến khi người đó có kết quả âm tính. Do vậy, bạn cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa kỹ càng. Cụ thể, cách giữ an toàn khi có F0 sống cùng nhà như sau:

unnamed

+ Cách ly, giữ khoảng cách với các thành viên trong nhà:

Để tránh F0 lây nhiễm cho người cùng sống trong gia đình và cộng đồng, cần lưu ý những nội dung như: sắp xếp phòng ngủ, vệ sinh riêng cho F0; các thành viên trong gia đình luôn giữ khoảng cách với F0; bệnh nhân F0 cần tránh tiếp xúc gần với người khác và vật nuôi.

Ở Mỹ, F0 phải tự cách ly trong 5 ngày. Nếu không có triệu chứng hoặc nhẹ (không sốt trong 24 giờ) thì có thể kết thúc cách ly. Song, vẫn cần đeo khẩu trang thêm 5 ngày khi tiếp xúc với người khác.

+ Tự làm xét nghiệm tại nhà:

Cứ vài ngày một lần, cần tự theo dõi các triệu chứng và làm xét nghiệm lặp lại để biết tình trạng của bản thân.

+ Đeo khẩu trang trong nhà:

CDC cảnh báo: Nếu trong gia đình có người nhiễm cô vít, các thành viên cần đeo khẩu trang vừa vặn, ôm khít với mặt để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm. Trong đó, có 2 loại khẩu trang được khuyến cáo nên dùng là N95 và KN95. Đây là hai loại cung cấp khả năng bảo vệ tốt nhất nếu trong nhà có người là F0. Còn bình thường thì bạn có thể dùng khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế bình thường đều được.

+ Thường xuyên làm sạch và khử trùng nhà ở:

Bố trí ăn riêng cho F0 và nên dùng đồ sử dụng một lần. Thức ăn thừa không dùng cũng phải bỏ vào thùng rác kín riêng. F0 phải tự rửa chén, đũa sau khi ăn bằng nước nóng và dung dịch rửa chén – dĩa. F0 nên tự giặt quần áo của mình, nếu có điều kiện nên giặt bằng máy sau đó sấy, phơi khô. F0 cần thường xuyên tự vệ sinh khu vực ở của mình. Nếu F0 cần phải được hỗ trợ thì người chăm sóc nên đeo găng tay.

Gia đình có người F0 phải bảo đảm nhà ở thông thoáng bằng cách luôn mở cửa khi có thể.

Trường hợp gia đình không quá rộng nên F0 không có phòng riêng thì F0 nên tự chủ động vệ sinh và làm sạch, khử trùng các bề mặt lẫn vật dụng sau mỗi lần mình sử dụng. Điều này nhằm hạn chế việc cô vít bám lên bề mặt sẽ tăng nguy cơ lây nhiễm

Còn nếu F0 mà không có đủ sức khỏe để vệ sinh thì một thành viên khác cần giúp đỡ. Người giúp đỡ này cần đeo khẩu trang ôm khít mặt và dùng gang tay để làm sạch, khử trùng khi cần thiết.

Các thành viên là F0 rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước tối thiểu 30 giây hoặc dung dịch sát khuẩn tay khô và thao tác ít nhất 15 giây. Rửa tay trước và sau khi ăn, uống; sát khuẩn các bề mặt.

+ Để cho một thành viên chuyên trách chăm sóc F0:

Khi trong nhà có người là F0, mọi người nên họp bàn và cử ra người chuyên chăm sóc F0. Những người khác sẽ chỉ hỗ trợ. Chẳng hạn, người này sẽ chuyên chịu trách nhiệm tiếp xúc như đưa cơm, vật dụng hay dọn dẹp cho F0. Những người khác hỗ trợ bằng cách nấu nướng, đưa đồ… cho người này. Song, cần tránh tiếp xúc bằng cách để ở cửa rồi nhắn họ ra lấy. Việc này nhằm hạn chế tiếp xúc vì càng nhiều người tiếp xúc với F0 thì nguy cơ lây lan trong hộ gia đình càng cao.

F0 có thể lây nhiễm cho người nhà trong bao lâu?

CDC thông tin: những người nhiễm Covid-19 nhẹ đến trung bình thì khả năng lây nhiễm cho người khác không quá 10 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng. Còn người nặng hơn thì có khả năng lây không quá 20 ngày sau khi phát bệnh.

Cần nhớ rằng, những người đã khỏi vẫn có thể cho kết quả dương tính trong tối đa 3 tháng sau khi nhiễm. Chỉ là, những người này không còn khả năng lây nhiễm trong thời gian đó mà thôi.

F0, F1 ăn gì, làm gì để tăng cường sức khỏe?

Ăn đủ chất, đủ bữa

– Ăn đủ số lượng, đa dạng các loại thực phẩm đảm bảo nhu cầu theo từng nhóm tuổi bào gồm chất bộ đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, chất sơ và nước.

– Đảm bảo ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày, có thể thêm 1-3 bữa phụ.

– Đảm bảo nguyên tắc chế biến hợp khẩu vị, sở thích và khả năng nhai nuốt thức ăn. Bệnh nhân có tình trạng chán ăn, đau họng, giảm vị giác, khứu giác có thể chế biến dạng mềm, lỏng, dễ ăn và dễ hấp thu.

– Thực hiện các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi mua, chế biến và sử dụng, bảo quản thực phẩm.

– Trẻ em, người trưởng thành có bệnh lý nền: đái tháo đường, tim mạch, suy thận cấp, suy thận mạn, … cần thực hiện đúng chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ hoặc cán bộ dinh dưỡng.

Xây dựng lối sống, tập luyện, sinh hoạt lành mạnh

– Luyện tập đều đặn (cả khi ở trong nhà), cường độ vừa phải phù hợp với tình trạng sức khỏe. Nên tập luyện hàng ngày, tối thiểu 30 phút/ngày.

– Duy trì nếp sinh hoạt lành mạnh: ngủ đủ giấc 7-8 giờ/ngày, không lạm dụng rượu bia, không hút thuốc

– Giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ về những điều tích cực, tránh lo lắng thái quá.

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước sát khuẩn và tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

– Sử dụng hợp lý và đa dạng các loại thực phẩm.

– Hạn chế thức ăn chiên xào, nhiều dầu – mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, mỳ tôm, … chứa nhiều chất béo, đường và muối không tốt cho cơ thể. Lượng muối tối đa: 5g/ngày (kể cả muối trong thực phẩm).