Khi thời tiết thay đổi, trẻ dễ bị ho do virus và cảm lạnh. Để tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ mẹ có thể áp dụng những mẹo này.
Có hơn 200 loại virus gây cảm lạnh nhưng thủ phạm chính là rhinovirus. Khi trẻ bị cảm lạnh, triệu chứng bắt đầu từ lúc trẻ cảm thấy không được khỏe, biểu hiện bằng đau họng, sổ mũi và ho. Lúc đầu, họng bị đau là do chất nhầy tích tụ. Sau đó, đau họng giảm đi, nước mũi được hình thành và chảy dịch từ mũi xuống họng.
Khi cảm lạnh trở nên nặng hơn, trẻ có thể thức dậy với các triệu chứng như chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt xì, cảm giác mệt mỏi, sốt, đau họng, ho.
Vi rút gây cảm lạnh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của xoang, họng, phế quản và tai của trẻ. Cảm lạnh cũng có thể gây tiêu chảy và nôn mửa ở trẻ nhỏ.
Để giúp trẻ tăng cường miễn dịch, hạn chế cảm lạnh bạn có thể áp dụng những mẹo này.
Xông hơi trị cảm lạnh
Nếu trẻ bị cảm lạnh hãy thử xông hơi cho trẻ. Cho trẻ đứng trong phòng tắm có vòi nước nóng đang chảy hoặc đơn giản cho trẻ xông mũi trong ít nhất 10-15 phút. Có thể thêm 1 vài giọt dầu khuynh diệp vào bát nước xông để tăng thêm tác dụng.
Dùng mật ong
Mật ong chứa chất kháng khuẩn, chống oxy hóa chống lại virus, vi khuẩn và nấm, làm dịu cổ họng một cách tự nhiên. Thường xuyên dùng mật ong giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa cảm lạnh. Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
Đối với trẻ trên 5 tuổi, bạn có thể trộn 1 thìa mật ong với chút bột quế cho trẻ uống.
Uống nước hạt Carom
Đây là một loại gia vị/thảo dược được sử dụng phổ biến ở Ấn Độ. Bạn có thể đun sôi nước cùng với hạt carom và lá tulsi để giúp trẻ giảm ho, giảm khó thở.
Mát xa
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, mát xa có tác dụng rất tốt. Bạn có thể trộn dầu mù tạt với tỏi và xoa bóp vùng ngực, lưng và cổ cho bé. Bên cạnh đó, thoa dầu lên lòng bàn tay và bàn chân của trẻ cũng giúp giảm đau nhanh chóng.
Cho trẻ uống đủ nước
Khi trẻ bị hắt hơi và ho, điều quan trọng là phải cho trẻ uống đủ nước. Uống đủ nước sẽ giúp trẻ chống lại cảm lạnh thông thường và giảm viêm họng.
Ngoài nước lọc cha mẹ có thể cho trẻ bổ sung chất lỏng khác dưới dạng súp ấm hoặc nước trái cây tươi. Chúng cũng có lợi để bổ sung năng lượng đã mất cho cơ thể.
Súc miệng bằng nước muối
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm có thể làm dịu cơn đau họng ở trẻ. Mỗi ngày nên cho trẻ súc miệng 2 lần.
Sữa nghệ
Nghệ được biết đến để điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus như ho và cảm lạnh. Thêm bột nghệ vào một ly sữa ấm và pha cho trẻ uống trước khi đi ngủ. Sữa nghệ giúp giảm đau họng và sổ mũi và còn là một nguồn giàu canxi nên sữa còn cung cấp thêm năng lượng cho trẻ.