Nhiều quốc gia đã tiến hành tiêm mũi vắc xin phòng Covid-19 thứ 4 cho các nhóm đối tượng cụ thể.
Cuối tháng 3, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã phê duyệt tiêm mũi vắc xin Covid-19 tăng cường thứ 2 (mũi 4) cho nhóm dân số dễ bị tổn thương. Đó là những người từ 50 tuổi trở lên, một số người bị suy giảm miễn dịch dễ mắc bệnh nặng, nhập viện và tử vong cao hơn. Khoảng cách giữa mũi 3 và mũi 4 là 4 tháng.
Israel cũng tiêm liều thứ 4 cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao vào tháng 1. Mới đây, Vương quốc Anh bắt đầu tiêm liều thứ 4 cho những người từ 75 tuổi trở lên. Ở Đức, những người trên 60 tuổi đủ điều kiện để tiêm mũi 4.
Hiệu quả của liều thứ 3
Có nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy liều vắc xin Covid-19 thứ 3 giúp đảm bảo miễn dịch mạnh mẽ để chống lại biến thể Omicron cho tất cả các nhóm tuổi. Một phần của điều này là do hiệu quả của 2 mũi đầu suy giảm theo thời gian và Omicron phần nào có khả năng tránh được miễn dịch có từ vắc xin và từng mắc bệnh.
Một nghiên cứu gần đây đã đánh giá độ bền của liều thứ 3 Moderna giảm dần sau 6 tháng.
Các phân tích trên đã tổng hợp tất cả các nhóm tuổi. Ngoài ra, người lớn tuổi không có phản ứng miễn dịch lâu bền như nhóm trẻ tuổi. Do đó, tỷ lệ mắc Covid-19 cao hơn nhiều ở những người từ 65 tuổi trở lên.
Dữ liệu về liều thứ 4
Tới thời điểm hiện tại, nhiều người Israel đã tiêm liều thứ 4 được vài tháng. Các nhà khoa học có một số dữ liệu để đánh giá hiệu quả.
Theo nghiên cứu, nhóm tác giả đã đánh giá tỷ lệ nhiễm Covid-19 và trở nặng sau liều thứ 4 của 1 triệu người từ 60 tuổi trở lên ở Israel. Tỷ lệ nhiễm Covid-19 ở nhóm này bằng một nửa so với những người mới tiêm liều thứ 3. Tỷ lệ nhập viện của cả hai nhóm đều thấp.
Một phân tích khác đã đánh giá hiệu quả của liều thứ 4 đối với những nhân viên chăm sóc sức khỏe trẻ tuổi ở Israel. Kết quả xác nhận, lượng kháng thể giảm đáng kể sau 5 tháng kể từ liều thứ 3. Nhưng hiệu quả của liều thứ 4 không khác với hiệu quả của liều thứ 3. Nói cách khác, liều thứ 4 có thể không đem lợi ích cho dân số trẻ, khỏe.
Với những người từng nhiễm Omicron, sự kết hợp miễn dịch có từ vắc xin và từng mắc Covid-19 được gọi là “miễn dịch lai”. Hơn 30 nghiên cứu đã chỉ ra, miễn dịch lai mang lại khả năng rộng hơn.
Vì vậy, thật không hợp lý khi bỏ qua mũi tiêm thứ 4 dù từng nhiễm Omicron. Điều này không có nghĩa mọi người phải cố mắc Covid-19.