Tương truyền Đạt Ma sư tổ sau khi dạy cho chư tăng chùa Thiếu Lâm những đòn thế cực kì lợi hại, các nhà sư này trên đường đi vân du truyền đạo đã gặp những tên lục lâm thảo khấu tấn công. Các nhà sư bèn dùng võ chống trả khiến bọn ấy phải vong mạng hay thương tật suố đời, vì các đòn thế Thiếu Lâm lúc đó đều gồm trong các nhóm đấm đá chặt xỉa

Theo nguyên ngữ, AI có nghĩa là “hiệp lại”, KI là “khí”, DO là “đạo, con đường”. Như vậy AIKIDO có nghĩa là Hiệp Khí Đạo.

Theo lời giảng của tổ sư Morihei Uyeshiba: “Bởi chữ AI (hoà hiệp) cùng chung nghĩa với chữ AI(tình thương), tôi quyết định đặt tên cho ngành võ đạo vô song của tôi là Aikido”.

Căn cứ theo lời giảng của tổ sư trên đây mà ta thường nghe nói: “Hiệp khí đạo, môn võ của tình thương”.

Nhưng đó chỉ là mới theo chữ mà giảng, còn theo nội dung thì sở dĩ gọi Aikido là môn võ của tình thương là vì tính chất đòn thế Aikido.

Tương truyền Đạt Ma sư tổ sau khi dạy cho chư tăng chùa Thiếu Lâm những đòn thế cực kì lợi hại, các nhà sư này trên đường đi vân du truyền đạo đã gặp những tên lục lâm thảo khấu tấn công. Các nhà sư bèn dùng võ chống trả khiến bọn ấy phải vong mạng hay thương tật suố đời, vì các đòn thế Thiếu Lâm lúc đó đều gồm trong các nhóm đấm đá chặt xỉa.

Trước cái chết hoặc thương tật của những kẻ ngu dại đó, chư tăng rất lấy làm đau xót, nghĩa rằng vì tự vệ mà mình đã phạm vào đức Từ bi. Các nhà sư bèn trở về chùa thỉnh ý của Sư tổ. Sư tổ bèn truyền cho chư tăng những thế võ chỉ chuyên khoá bẻ, vặn tay đối thủ, tự vệ hiệu quả mà lại không làm thương tốn đến thân thể đối thủ. Đó là môn cần nã thủ. Tình thương đã xuất hiện từ thới xa xưa đó.

Nhưng các đòn cầm nã thủ chỉ là vài hạt cát trong sa mạc mênh mông những đòn thuộc nhóm đấm chặt xỉa mà gần như mọi môn phái đều dùng, kể cá môn Nhu thuật là môn tuy có các đòn cầm nã thủ nhưng số lượng các đòn đấm đá chặt xỉa vẫn chiếm đa số áp đảo.

Đặc tính của các đòn đấm đá chặt xỉa là tiếp xúc thẳng góc với mục tiêu (thân thể địch thủ) với ý định xuyên qua mục tiêu đó, gây thương tật hay tử vong cho địch thủ.

Aikido trái lại, biến môn sinh thành một quả cầu, địch thủ lao tới đấm đá đâm chém… đều bị trược đi và té, vì “quả cầu” sẽ xoay thuận theo chiều hướng tấn công của địch thủ, “quả cầu” ấy chỉ tránh né và hướng dẫn cho địch thủ té vì sức tấn công của chính hắn.

Tự vệ trong Aikido phải mang một ý nghĩa đạo đức.

Aikido đã xây dựng một Lý thuyết công để nghiên cứu toàn diện một cuộc tấn công của địch thủ, và vạch rõ một cuộc tấn công nào cũng gồm 3 yếu tố: tâm lý (ý chí muốn làm hại ta), thể chất (dùng thân thể, chân tay, binh khí), chức năng ( đòn thế ,phương cách tấn công). Tự vệ trong Aikido chỉ là hóa giải yếu tố chức năng (đòn thế) chứ không hủy diệt yếu tố thể chất (thân thể) của địch thủ.

Nơi đây tình thương được thể hiện rất rõ nét.

Aiki (Hiệp khí) là hợp các khí lực lại, nhưng hỡp như thế nào?

Một đứa hài nhi mới chào đời, trí óc chưa phát triển, nó phản ứng theo bản năng, hồn nhiên với hoàn cảnh chung quanh, chưa có sự phân biệt giữa tri giác và phản ứng, hay giữa tinh thần và thể xác. Khi bàn tay nhỏ xíu của nó đang nắm chặt, ta khó mà mở bàn tay nó ra mặc dầu nó không hề cố gắng chống cự lại ta.

Nhưng khi nó lớn lên, phát triển các khả năng lý trí, hố ngăn cách giữa tinh thần và thể xác nới rộng, giữa quyến định và hành động là trạng thái do dự.

Tinh thần phán đoán, quyết định rồi để mặc thể xác thì hành các hoạt động vật chất, vì vậy động tác chỉ tùy thuộc duy nhấy vào sức mạnh của cơ bắp. Nhưng nếu bây giờ có 1 phương pháp hợp nhất tinh thần và thể xác, lúc đó sức mạnh tinh thần đổ thẳng ra, pha hòa cùng thể xác, tạo nên 1 sưc mạnh tổng hợp. Thể xác có giới hạn nhưng tinh thần thì vô hạn, nó không có sức nặng, không có thể tích, một người nhỏ con chưa chắc đã có một tinh thần “nhỏ”, và nếu kiên trì tập luyện, sức mạnh tinh thần của người đó sẽ không biết lớn đến mức nào.

Lại nữa, nói riêng về thể xác, một khi ta đã học cách sử dụng thân xác như 1 khối chứ không phải dùm sức mạnh của từng bộ phận rời (tay, chân..) sức mạnh phát ra sẽ vô cùng to lớn. Mỗi nơi trên thân xác ta đều có khí lực, sức mạnh, ta phải tập họp được toàn thể sức mạnh của thể xác tại nơi ta cần dùng.
Tóm lại khí lực dùng trong Aikido là khí lực tổng hợp: tinh thần cộng với toàn khối thể xác.

Một trong những phương pháp luyện khí để đạt được sức mạnh tổng hợp ấy là tập trung tinh thần và Nhất Điểm (HARA) ở dưới rốn và tập thở bụng.

Về kỹ thuật, Aikido gồm có những bài tập luyện sau đây: té, di chuyển, bất động hóa và ném té địch thủ. Trong phần tự vệ áp dụng các đòn thế trên có tự vệ chống đòn tay không, dao, gậy, kiếm v.v…

Theo kungfu-thienmy

Nguồn: xevathethao.vn | Copy Link