Nếu bạn cũng mắc phải những thói quen sau đây, hãy điều chỉnh và cải thiện càng sớm càng tốt, nếu không sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ và bệnh ngày càng nặng hơn.
5 thói quen xấu dễ dẫn đến thoái hóa cột sống cổ
1. Cúi đầu xem điện thoại, máy tính
Cúi đầu sẽ khiến cột sống cổ phải chịu áp lực lớn gấp 3 lần trọng lượng bình thường. Nhiều người không biết rằng cúi, ngửa sẽ khiến cột sống cổ bị tổn thương rất lớn. Ở tư thế bình thường, cột sống cổ của cơ thể con người có hình vòng cung hình chữ C, và trọng lượng của cột sống cổ khoảng 5kg (tức là trọng lượng của đầu).
Tuy nhiên, khi chúng ta xem điện thoại di động, sử dụng máy tính… chúng ta nghiêng đầu về phía trước và cúi thấp đầu, ở tư thế cột sống cổ mảnh mai phải chịu thêm sức nặng gấp 3-5 lần, sau một thời gian dài tất nhiên rất dễ dẫn đến tình trạng lão hóa cột sống cổ.
2. Ngồi, nằm trên ghế sofa mềm để đọc sách, lướt điện thoại
Nhiều người thường ngồi xem tivi, đọc sách trên ghế sô pha. Tư thế này không chỉ làm đau cột sống cổ mà còn làm tăng áp lực lên cột sống thắt lưng do ghế sofa mềm dẻo nên khi người ngồi lên, mông sẽ bị lún xuống và cơ lưng không duỗi thẳng được. Lúc này nếu cúi đầu xuống để đọc sách, lướt điện thoại thì cổ sẽ chịu nhiều sức nặng hơn, từ đó làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về cột sống, bao gồm cả thoái hóa cột sống cổ.
3. Không nằm gối hoặc gối quá cao khi ngủ
Cột sống cổ có độ cong nhất định, nếu ngủ lâu không kê gối hoặc kê gối quá cao sẽ làm căng cơ và dây chằng cổ, tăng áp lực lên đĩa đệm cột sống cổ, dễ gây mỏi dây chằng và cơ xung quanh cột sống cổ.
4. Đeo túi một bên
Đeo túi ở bên vai lâu ngày sẽ khiến vai một bên cao một bên thấp, cơ vai bị co cứng. Thói quen này ngoài việc gây đau lưng còn có thể kéo theo tình trạng căng cơ, gây áp lực lên cột sống cổ, gây co cứng cơ cổ, thậm chí làm thay đổi độ cong của cột sống cổ. Đặc biệt nếu bạn thường xuyên cảm thấy đau lưng thì nên tránh những chiếc túi đơn vai như vậy.
5. Đi giày cao gót trong thời gian dài
Đi giày cao gót sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, đặc biệt là cột sống cổ và thắt lưng. Cột sống là cấu trúc được hình thành do liên kết nhiều đốt sống, khi tư thế chúng ta đứng thẳng thì bề mặt tiếp xúc giữa đốt sống và đốt sống gần như bằng phẳng, lực giữa các đốt sống sẽ được phân tán và không dễ gây chấn thương.
4 tư thế chuẩn phòng bệnh xương khớp
Tư thế ngồi
Khi ngồi phải ngồi thẳng, ngay ngắn, khi ngồi trước bàn người có thể hơi gập về phía trước hoặc duỗi thẳng, để cẳng tay hoặc khuỷu tay lên trên mặt bàn, cũng có thể giẫm hai bàn chân lên tấm để chân để giảm nhẹ gánh nặng của thắt lưng.
Khi ngồi gõ bàn phím trên ghế có tựa lưng, lưng phải tựa vào thành ghế, lưng không được duỗi thẳng quá, cánh tay buông tự nhiên, tay để song song với bàn phím. Khi ngồi trên ghế sofa đơn, hai chân gập lại, hai tay để lên hai tay vịn để duy trì độ cong sinh lý bình thường của cột sống. Khi ngồi trên ghế sofa dài, phải tựa sát lưng vào thành ghế, nửa thân trên duỗi thẳng.
Tư thế đứng
khi đứng thẳng, đầu giữ cân bằng, hai mắt nhìn thẳng về phía trước, hai vai cùng nằm trên một đường thẳng nằm ngang, ưỡn ngực thẳng lưng, thót bụng thu mông, hai chân đứng thẳng, hai bàn chân giẫm trên mặt đất, phân chia đều trọng lượng của cơ thể.
Khi đứng lâu, có thể đặt một chân lên bậc cao hơn một chút hoặc cũng có thể hơi gập hai đầu gối hoặc một đầu gối lại để giảm bớt gánh nặng của vùng thắt lưng, đó chính là tư thế đứng “nghỉ”.
Tư thế bước đi
Chúng ta thường nhìn thấy người đi đường đi lại vội vã hoặc chính chúng ta cũng là một người trong số đó nhưng chúng ta lại không chú ý rằng, kiểu đi bước nhỏ mà nhanh, mang dép sandal hoặc giày cao gót đều có thể làm cho cột sống bị vẹo chứ chưa nói đến dáng đi còng lưng. Do vậy phải có dáng đi đúng đắn, không còng lưng, khi đi phải đeo giày thoáng mát và vừa với chân, dùng lực thót bụng, giữ cho trọng tâm luôn ổn định.
Khi đứng lâu, có thể đặt một chân lên bậc cao hơn một chút hoặc cũng có thể hơi gập hai đầu gối hoặc một đầu gối lại để giảm bớt gánh nặng của vùng thắt lưng, đó chính là tư thế đứng “nghỉ”.
Tư thế nằm ngủ
+ Nằm ngửa: kê một cái gối mỏng ở chỗ thắt lưng và đầu gối, giúp chân co tự nhiên, có thể giảm nhẹ áp lực của khớp xương sống thắt lưng và phần mềm không bị thương, tránh để phần thắt lưng duỗi thẳng quá, từ đó duy trì độ cong sinh lý bình thường của cột sống.
+ Nằm sấp: cách nằm sấp đúng là kê một gối mềm dưới vùng xương chậu như vậy có thể phòng tránh hữu hiệu bệnh biến ở vùng thắt lưng do thắt lưng duỗi quá mức về phía sau gây ra. Nhưng tư thế này dễ tạo cảm giác chèn ép vùng ngực, nên ít được áp dụng.
+ Nằm nghiêng: nằm nghiêng bên phải, đầu gối và xương hông gập cong như vậy có thể tránh tạo áp lực cho tim và khoang chậu, để cột sống duy trì độ cong sinh lý bình thường, giảm nguy cơ bị tổn thương, đó là tư thế nằm thông thường nhất được nhiều người áp dụng.