Một trong những sự việc gây phẫn nộ nhất trong những ngày gần đây là vụ người đứng đầu Tịnh thất Bồng lai Lê Tùng Vân loạn luân, cùng nhiều hành vi phạm tội khác.

Người đứng đầu Tịnh thất Bồng lai Lê Tùng Vân đang bị khởi tố với 3 tội danh, bao gồm: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và loạn luân.

Trong đó, tội loạn luân của Lê Tùng Vân được nhiều người đặc biệt quan tâm, dư luận lên án gay gắt. Nhất là sau khi danh tính các người con của đối tượng này được hé lộ.

Tờ Infornet đưa thông tin: Một cán bộ ở Long An bước đầu xác nhận kết quả giám định ADN của ông Lê Tùng Vân trùng với ADN của một số đứa trẻ được nuôi dưỡng trong TTBL. Chúng sống cùng mẹ chứ không hề có chuyện mồ côi như hình ảnh từng xây dựng với báo chí, truyền thông trước đó.

3

Trước đó, vào năm 2007, ông Lê Tùng Vân từng bị phanh phui khi Trại dưỡng lão – cô nhi Thánh Đức ở huyện Bình Chánh mà ông lập ra có dấu hiệu trục lợi từ tiền từ thiện trong gần 10 năm qua. Nơi này được giới thiệu là cơ sở nuôi trẻ mồ côi và người già không nơi nương tựa.

Đến năm 2014, ông Vân về nhà bà Cao Thị Cúc (SN 1960) ở Long An để lập ra tụ điểm ‘biến gia thành tự’ với tên gọi Tịnh thất Bồng Lai. Ông Vân cùng những người sống ở đây mạo nhận là chùa, nuôi dưỡng trẻ mồ côi để tiếp nhận các khoản tiền từ thiện trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thực chất ông Lê Tùng Vân từ trước tới nay chưa từng tu hành ở cơ sở tôn giáo nào cả.

Hiện, nơi này có 18 người sinh sống như đại gia đình. Trong nhà có 6 đứa trẻ có mẹ ruột theo giấy tờ hợp pháp. Những người này sống như đại gia đình và phần lớn có huyết thống (con ruột, cháu ruột) của ông Lê Tùng Vân chứ không phải trẻ mồ hôi.

Những đứa trẻ được sinh ra từ bố mẹ gần huyết thống sẽ phải đối diện với nguy cơ mắc bệnh gì?

Cảnh báo từ vụ việc này, GĐ BV Phụ sản Trung ương cho biết trên Dân Trí: Hôn nhân gần huyết thống là hệ lụy nguy hiểm cần phải loại bỏ ngay. Pháp luật cũng đã cấm hành vi này.

Dưới góc độ y học, hôn nhân cận huyết chẳng khác nào tạo điều kiện cho các bệnh di truyền gen lặn trong các gia đình có khả năng bộc lộ ở những thế hệ sau nếu người đó có cùng huyết thống.

PGS. Cường nhấn mạnh: Những bệnh di truyền này rất nguy hiểm vì nó có thể liên quan tới trí tuệ con người, huyết học, ung thư… Hôn nhân gần huyết thống cần phải loại bỏ ngay vì gây ra nhiều hệ lụy ở những đứa trẻ sinh ra.

Đáng nói là, về măt hình thái những đứa trẻ này có thể hoàn toàn bình thường. Song các bệnh lý chuyển hóa, bệnh di truyền có thể tiềm ẩn hoặc biểu hiện ở thế hệ sau của những các bé. Do đó, ngay từ đầu người ta không nhìn ra được sự nguy hại của hôn nhân cận huyết, của những đứa trẻ được sinh ra từ hôn nhân cận huyết.

2

Theo Đại tá Hà Quốc Khanh (Nguyên GĐ TT Giám định ADN – Viện Khoa học hình sự – Bộ Công An) cho hay: Khi nói tới hiện tượng như ông Vân là nói tới những vấn đề nhạy cảm và phức tạp. Bởi, nó không chỉ liên quan tới pháp luât mà còn là sự suy đồi đạo đức.

Dưới cái nhìn của khoa học, nó có tác động đến sự phát triển thể chất và trí tuệ con người. Cụ thể, theo tài liệu khảo sát và công bố của các nhà chuyên môn đã chứng minh: Hôn nhân cận huyết là một trong những lý do chính gây ra bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia ) ở trẻ.

Với những đứa trẻ ở tịnh thất có mẫu ADN trùng với ông lê Tùng Vân có mang gen tan máu bẩm sinh không thì ông Khanh cho rằng cần phải làm các xét nghiệm cụ thể. Song, nguy cơ mang gen bệnh là hiện hữu.

Còn TS. BS Bạch Quốc Khánh (Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương) cho hay: Tan máu bẩm sinh là vấn để của toàn xã hội. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, đời sống và cả tương lai của giống nòi.

Dưới góc độ của một chuyên gia di truyền học thì đại tá Khanh cho hay: Nguyên nhân của tan máu bẩm sinh là do đột biến gen Alpha – Thalassemia trên nhieemx sắc thể số 16 và Beta – Thalassemia trên nhiễm sắc thể số 11. Khi đó, khả năng tổng hợp chuỗi globin sẽ bị giảm hoặc mất đi. Lúc này, bệnh sẽ được di truyền theo kiểu gen lặn trên nhiễm sắc thể thường.

Cụ thể, nếu 1 trong 2 bố mẹ mang gen bệnh (đột biến) thì có 50% khả năng sinh con ra mang gen mắc và 50% thì không. Nếu cả 2 bố mẹ đều mang gen đột biến này thì có 25% khả năng con sinh ra sẽ mắc, 50% con sinh ra mang gen nhiễm và 25% là bình thường, không mang gen bệnh.

Đặc biệt, đại tá Khanh nhấn mạnh: Biến chứng của hội chứng bệnh thường gây ra khả năng tăng nguy cơ nhiễm trùng, biến dạng xương, chậm phát triển và bị các vấn đề về tim mạch. Cận huyết như này không chỉ gây ra hội chứng tan máu bẩm sinh mà những đứa trẻ được sinh ra từ cặp bố mẹ cận huyết còn có thể nhân 2 alen do tổ tiên truyền lại. Điều đó làm tăng kiểu gen đồng hợp tử. Do đó, nguy cơ mắc các vấn đề di truyền là rất cao.