Vào thời nhà Thanh vị có một vị phi tần đã hạ sinh công chúa cho hoàng đế Càn Long khi ông 65 tuổi. Càn Long rất vui mừng và lệnh ban thưởng cho vị phi tần đó hai quả dưa chuột. Vì sao?

Ai là người được Càn Long ban thưởng?

Có thể nói rằng, đối với các phi tần, việc được mang thai và sinh con là một sự may mắn và hạnh phúc mà ai trong hậu cung cũng khao khát. Đối với hoàng đế cũng không ngoại lệ, bởi theo quan niệm xã hội xưa thì càng đông con sẽ càng nhiều phúc. Vì vậy, nếu vị phi tần nào mang thai và sinh con thì đều được hưởng những quan tâm đặc biệt của hoàng đế.

Vào thời nhà Thanh, phi tần được Càn Long rất sủng ái là Đôn phi Uông thị. Khi Đôn phi hạ sinh được công chúa, hoàng đế Càn Long đã 65 tuổi.

Empty

Vì là phi tần được hết mực sủng ái, vì vậy Càn Long đã cố gắng nghĩ ra phần thưởng để ban cho Đôn phi. Sau đó, ông đã quyết định ban thưởng cho Đôn Phi 2 quả dưa chuột. Đôn phi đã hết sức vui mừng nhận thưởng, tất cả mọi người xung quanh đều ngưỡng mộ. Phần thưởng này đã khiến cho cả các phi tần khác trong cung đều hết sức ghen tị.

Phần thưởng hai quả dưa chuột có gì đặc biệt?

Trên thực tế, vào thời phong kiến ở Trung Quốc, kinh thành thường đóng ở phía Bắc. Tuy nhiên phía Bắc là nơi không thể trồng các loại cây ăn quả tươi ngon như ở miền Nam. Qua nhiều bộ phim cổ trang, chúng ta cũng có thể thấy các vị hoàng đế thường hay đi du ngoạn hoặc tuần tra xuống phía Nam, kết hợp vừa ngắm cảnh và thưởng thức các đặc sản.

Càn Long là một vị hoàng đế rất thích du ngoạn. Ông thường đi thăm cảnh và tuần tra Giang Nam. Tại nơi đây, ông được trải nghiệm những loại quả hết sức tươi ngon, tuyệt vời.

Đặc biệt nhất trong đó là dưa chuột. Thời đó dưa chuột là một trong những loại hoa quả quý hiếm trong hoàng cung.

Empty

Loại dưa này không thể sống được ở phương Bắc. Thời đó, việc trồng các loại rau, hoa quả không được hiện đại như bây giờ. Việc gieo trồng và chăm sóc đều phụ thuộc vào đặc trưng khí hậu. Đặc biệt là mùa đông, việc hoàng đế muốn được ăn một miếng rau xanh còn khó, huống chí là dưa chuột.

Dưa chuột lúc đó là loại quả độc nhất vô nhị của phương Nam. Càn Long cũng rất thích ăn những bữa yến tiệc của Mãn Hán lại không có món này. Vì vậy, ông đã thử mang hạt về trồng, nhưng cứ trồng lại bị chết.

Cuối cùng ông ra lệnh cho người trồng các loại rau củ trái vụ bên cạnh suối nước nóng, vì phát hiện suối nước nóng có thể duy trì nhiệt độ và giúp cho cây có thể sống. Dưa chuột Càn Long sai người trồng có ra quả nhưng rất ít, cả cây chỉ được mấy quả. Vì vậy có thể nói lứa dưa này thực sự rất quý giá. Càn Long dùng nó làm phần thưởng cho Đôn Phi đã cho thấy được sự quan tâm và hết lòng sủng ái của ông.

Tuy nhiên theo lịch sử ghi chép lại, hai mẹ con Đôn phi đều được Hoàng đế sủng ái khiến nàng trở nên cao ngạo, không biết trời cao đất dày. Cuối cùng dẫn đến bi kịch. Năm Càn Long thứ 43, Đôn phi Uông thị lỡ tay đánh chết một quan nữ tử. Dù người này đảm nhận công việc phục dịch nhưng cũng xuất thân Thượng tam kỳ Bao y, địa vị không hề thấp kém.

Sau khi vua Càn Long biết chuyện, ông vô cùng tức giận, muốn xử lý Đôn phi Uông thị thật nghiêm khắc nhưng vì Thập công chúa nên chỉ giáng Uông thị thành Đôn tần. Uông thị cũng bị buộc phải bồi thường cho gia đình người chết.

Một thời gian sau, Uông thị đã phục hồi phong hào Đôn phi nhưng đã bị Hoàng đế lạnh nhạt. Những năm về sau, hoàng đế dần cắt giảm ban thưởng trong thọ thần của Đôn phi. Năm Càn Long thứ 60, Hoàng đế thoái vị. Năm Gia Khánh nguyên niên, Đôn Phi chậm trễ thỉnh an Thái thượng hoàng bị trách cứ công khai, hủy bỏ ban thưởng bạc hằng năm. Năm Gia Khánh thứ 11, Đôn phi Uông thị qua đời, hưởng thọ 60 tuổi.