Có nhiều quan điểm khác nhau về việc bao sái ban thờ, rút tỉa chân hương được thực hiện trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo. Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia phong thủy.

Tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo?

Người Việt quan niệm, bát hương là cầu nối thể hiện tấm lòng, sự tưởng nhớ của con cháu với các vị thần linh và gia tiên. Chính vì thế, các gia chủ thường rất chăm chút cho bát hương của gia đình.

Vấn đề bao sái ban thờ, tỉa chân hương trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo có nhiều quan điểm khác nhau. Đại đa số thì cho rằng, nên dọn bát hương, tỉa chân nhang sau ngày 23 tháng Chạp.

Bởi lúc này ông Công ông Táo đi vắng nên có thể tranh thủ dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương để khi đón Táo quân trở về, khu vực thờ cúng đã được sạch sẽ.

Nhưng ngược lại, cũng có người quan niệm, nên bao sái ban thờ sạch sẽ, tỉa chân hương gọn gàng xong mới cúng ông Công ông Táo.

Số khác lại cho rằng sang tháng Chạp là gia chủ có thể tiến hành tỉa chân nhang, sau rằm tháng Chạp là tốt nhất.

Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định tỉa chân nhang trước hay sau ngày ông Công ông Táo là đúng. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình đều tiến hành tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ sau ngày ông Công ông Táo.

Dưới đây là quan điểm của các chuyên gia phong thủy về việc bao sái ban thờ, rút tỉa chân hương để mọi người có thể lựa chọn cách làm phù hợp với gia đình mình.

Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, việc bao sái ban thờ, rút tỉa chân hương nên thực hiện sau khi đã hoàn thành lễ nghi cúng ông Công ông Táo.

bao-sai-ban-tho-ngay-nao-cach-lam-le-va-van-khan-rut-tia-chan-nhang-1

Nghi lễ bao sái ban thờ

Nếu cúng ông Công ông Táo vào buổi sáng thì chiều có thể tiến hành nghi lễ bao sái ban thờ. Còn nếu cúng vào chiều 23 tháng Chạp phải đến sáng hôm sau mới được thực hiện các nghi lễ đó. Công việc này yêu cầu phải làm vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối.

Nhưng năm nay ngày cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) trùng với ngày Lập Xuân nên nếu gia đình nào thực hiện lễ cúng sớm trước 23 tháng Chạp nên rút tỉa chân hương, bao sái ban thờ ngay sau khi cúng. Còn những gia đình cúng ông Công ông Táo đúng ngày 23 tháng Chạp thì khi cúng xong nên để an yên và sang ngày 24 hay 25 mới được rút tỉa chân nhang. Vì ngày 23 tháng Chạp trùng ngày 4/2 ngày Lập Xuân không thể rút tỉa chân nhang được sẽ gây bất ổn cho vận khí đầu năm mới.

Còn TS.KTS Vũ Thế Khanh (TGĐ Liên hiệp khoa học UIA) lại cho rằng, thực tế không có một tài liệu nào ghi chép cụ thể cũng như quy định về việc nên bao sái ban thờ, rút tỉa chân hương vào ngày nào để đón Tết.

Khi nào thấy bàn thờ chưa được trang nghiêm thanh tịnh thì nên lau dọn ngay, hoặc đặt lịch định kỳ bao nhiêu ngày sẽ lau một lần, không nhất thiết cứ phải chờ đến Tết mới lau dọn.

Nói về việc bao sái ban thờ, rút tỉa chân hương, chuyên gia phong thủy Linh Quang (Phong thủy đào tạo thực hành) nêu quan điểm, đã là lễ bái cần phải sạch sẽ không chỉ ban thờ mà cả người.

Vì vậy, trước khi cúng bao giờ cũng phải sạch sẽ, gọn gàng, lấy sinh khí tươi mới rồi mới lễ cúng. Do đó nên bao sái bàn thờ và tỉa chân nhang sạch sẽ trước khi cúng.

Và trước khi thực hiện bao sái, quan niệm của người xưa là phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương vái xin tỉa chân nhang và bao sái ban thờ. Sau đó mới cúng ông Công ông Táo. Thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên, thần linh như lời báo cáo về việc dọn dẹp đã hoàn tất.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, bàn thờ là nơi linh thiêng nên việc lau dọn bàn thờ có thể tiến hành thường xuyên, hàng tuần, hàng tháng chứ không nhất thiết vào đúng ngày ông Công ông Táo. Bất cứ thời điểm nào cuối năm, mọi người đều có thể sái tịnh bàn thờ.

Đồng quan điểm đó, TS Vũ Thế Khanh cũng cho hay, mọi người không nên để nhiều chân hương vì chân hương chỉ là rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi bặm. Khi tỉa chân hương chỉ nên để lại 3 chiếc chân hương là được. Nếu bát hương bị rác, bàn thờ bụi bặm thì gia chủ dễ bị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, viêm da, xạm da, viêm phổi…

Tỉa chân nhang cần lưu ý những gì?

Khi tiến hành bao sái ban thờ, tỉa chân nhang, gia chủ cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh phạm:

– Bát hương là vị trí phải an vị, tĩnh tại, không được xê dịch. Vì thế, trong trường hợp bắt buộc phải xê dịch, gia chủ phải tiến hành làm lễ xin xê dịch và sau đó xin an vị.

– Khi tỉa chân nhang, một tay gia chủ phải giữ bát hương, một tay nhẹ nhàng rút từng chân nhang ra khỏi bát hương. Nếu gia chủ là nam nhân thì để lại 7 – 17 – 27 hoặc 37 chân nhang. Nếu gia chủ là nữ nhân thì để lại 9 – 19 – 29 hoặc 39 chân nhang.

– Chân hương sau khi rút phải mang đi hóa thành tro rồi vùi vào gốc cây. Nếu có thể, hãy đem vùi vào gốc cây chuối. Tuyệt đối không đem vứt chân hương vào thùng rác hoặc những nơi ô uế.

– Sau khi tút chân hương xong, hãy lau chùi bát hương cùng bàn thờ thật sạch sẽ bằng nước thơm có 5 mùi hương là: Lá bưởi, lá hương nhu, bồ kết…

– Khi hoàn tất việc tỉa chân nhang, bao sái bàn thờ, gia chủ hãy thắp mỗi bát hương một nén hương. Nếu có điều kiện, hãy sắm một chút lễ vật để dâng cúng thần linh, gia tiên.

– Khi xin bao sái ban thờ, gia chủ có thể khấn nôm hoặc khấn theo bài khấn dưới đây:

“Tín chủ tên là…, vì chưa chu đáo nên để bàn thờ bị bụi, bị rác, xin thành tâm sám hối và kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…) cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ”.

– Dùng khăn sạch để lau ban thờ, bát hương và các đồ thờ cúng khác.

– Tránh để bát hương, đồ thờ cúng va chạm hoặc nứt vỡ bởi đây là điều tối kị.

– Trường hợp muốn thay tro bát hương, gia chủ phải chuẩn bị từ trước đó. Nên dùng rơm nếp tươi nhặt sạch rồi phơi cẩn thận và cất đi. Dịp cuối năm bao sái ban thờ đem đốt lấy tro rồi thay.

Nếu không tiện thì gia chủ có thể mua tro tại các cửa hàng bán đồ thờ cúng.

Quá trình thay tro bát hương nên lấy một mảnh vải sạch trải trên bàn rồi nhấc bát hương ra, đổ hết chân hương cùng tro ra giấy rồi tiến hành bao sái.