Các cụ có dạy rằng, trong gia đình có 3 người quan trọng tạo nên phúc khí tốt, đó là những ai?
Sự hưng thịnh, phát triển của gia đình thường chịu ảnh hưởng của 3 người này:
Tổ tiên
Cổ nhân có câu: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Ba đời ở đây là từ tổ tiên đến đời con cháu, không giàu ba đời tức là: Nếu người già không ăn học đàng hoàng, gia phong bất chính, không chú trọng tu dưỡng đạo đức thì con cháu đời sau sẽ không có tương lai tốt đẹp, dễ nảy sinh tranh chấp giữa gia đình và họ hàng, nên thường chỉ giàu ba đời.
Một gia đình, nếu muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói và hoàn cảnh khó khăn, thì cần bắt đầu từ tổ tiên, cần phải tu dưỡng đạo đức và phấn đấu chăm chỉ, con cháu đời sau sẽ noi theo.
Người già trong quá khứ thường nói ‘cần phải tích đức, hành thiện’ cho con cháu, làm việc tốt thì sau này mới có phúc báo đời sau. Khi tổ tiên có cơ ngơi khởi nghiệp vững chắc thông qua nỗ lực phấn đấu, chuyên làm việc thiện giúp đời thì con cháu đời sau sẽ được ‘hưởng phúc’. Dần dần, vận khí của gia đình sẽ diễn ra theo chiều hướng tốt.
Người vợ
Người xưa thường nói: Một đời vợ tồi, ba đời con hư. Một người vợ tốt, lúa thóc đầy nhà, một người vợ tốt, chồng ít gặp họa, một người vợ tốt, con cái ngoan thảo, siêng năng.
Những câu tục ngữ kinh điển này là sự đúc kết kinh nghiệm sống qua hàng nghìn năm của người xưa, đồng thời cũng là lời khẳng định về tầm quan trọng của vai trò người vợ trong gia đình.
Như cách nói: Người vợ là phong thủy trong gia đình, là người giữ lửa và hâm nóng tình cảm giữa các mối quan hệ trong nhà, là hậu phương và trợ thủ đắc lực vững chắc cho sự nghiệp của chồng, là người đóng vai trò quan trọng trong việc dạy dỗ con cái nên người.
Một người vợ tốt sẽ khiến không khí trong gia đình hòa thuận, yên vui và hạnh phúc. Phía sau một người đàn ông thành đạt luôn có bóng dáng của người phụ nữ, mối quan hệ vợ chồng hài hòa, ấm êm thì đây chính là ‘chìa khóa’ để người chồng ‘bất khả chiến bại’ trong công việc, làm ăn, kinh doanh. Gia đình như vậy, tự nhiên phúc khí thịnh vượng, hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.
Con cái
Con cái là thế hệ tương lai của gia đình, bởi vậy, vai trò của con trẻ trong gia đình cũng rất quan trọng trong sự phát triển, hưng vượng của gia tộc.
Trong giáo dục con trẻ, việc chiều chuộng, nuông chiều con cái một cách mù quáng sẽ khiến chúng sinh ra những thói hư tật xấu, khiến gia phong bất chính, gia đình tất bại vong.
Cha mẹ đứng trước mặt con cháu, điều thật sự cần thiết không phải là sự nuông chiều, mà là sự uy nghiêm và trí huệ, như vậy, con cái sẽ hiếu kính, tôn trọng và hiếu thuận với cha mẹ.
Giữa cha mẹ và con cái có mối quan hệ tốt, con cái mới lớn lên khỏe mạnh, gia đình hòa thuận, bền lâu.
Tiết Gia trong “Hồng Lâu Mộng”, sở hữu sự nghiệp lớn mạnh, nhưng không thể chống lại nổi sự tiêu xài phung phí của Tiết Bàn, gia nghiệp không những không được như ý, mà còn tiêu tán hết sạch.
Tiết Bàn mồ côi cha từ khi còn nhỏ, người mẹ Vương Thị một mình gian khổ nuôi Tiết Bàn, Vương Thị hết mực thương con, cưng chiều và luôn đáp ứng mọi nhu cầu của con khi còn nhỏ.
Kết quả là Tiết Bàn ngày càng trở nên ‘làm xằng làm bậy’, coi Trời bằng vung, coi mạng người như hạt cải.
Cổ nhân có câu: “Mù quáng nuông chiều con trẻ từ nhỏ, không khác gì hại chúng”, con cái là tương lai của một gia đình, kế thừa ước vọng và mong mỏi của cha mẹ, là hậu thế truyền thừa những tinh túy trong gia tộc. Mà giáo dục gia đình lại chính là chìa khóa bắt đầu của cuộc sống, nó liên quan đến sự thăng trầm trong tương lai của một gia tộc.
Nếu một gia đình muốn duy trì sự thịnh vượng và tài lộc thì nó thực sự liên quan mật thiết đến mọi thành viên trong gia đình. Vì vậy, làm người, trước hết phải giữ cho gia đình hòa thuận, ai cũng phải biết nghĩ đến từng thành viên trong gia đình, làm việc thiện tích đức. Gia đình kiểu như vậy thì không khó để phát tài.