Người xưa có câu: “Người sợ nổi danh, heo sợ béo”, làm người phải luôn khiêm tốn, thận trọng, đừng vì cao ngạo, ham nổi danh mà gặp phải tai họa, như con heo kia, ăn uống không dừng, cuối cùng càng ăn nhiều càng nhanh chóng bị đưa đi làm thịt.

Quá khoa trương thì dễ hỏng việc

Người càng danh tiếng, càng có lợi lộc và quyền lực thì khó mà kiểm soát hết được những dục vọng, ham muốn của bản thân. Nếu không chú trọng sẽ xảy ra những sơ suất lớn.

Hơn nữa thì những người càng tài giỏi lại càng được người khác kỳ vọng cao hơn bình thường nên nếu như việc họ làm không tốt sẽ gặp phải sự oán hận của người khác.

Thế nên những người càng tài giỏi họ càng sợ khoa trương, đánh bóng tên tuổi của mình. Thực tế thì cuộc sống này có nhiều người rất giỏi, có năng lực thực sự, nhưng chỉ vì một chút khoa trương về bản thân mà phải chuốc lấy sự thảm bại ê chề.

Không khoa trương sẽ thành tựu được những việc lớn lao

Cuộc sống này, khi chúng ta không khoa trương, chúng ta sẵn sàng quan sát cảm xúc một cách ngay thẳng. Từng bước làm sáng tỏ những mù quáng của việc bám vào thành tích của chính mình. Khi bạn tập buông bỏ các chức danh nghề nghiệp, sự lừa mị và chuyển sự chú tâm vào việc sống chân thực, nơi bạn có mặt, ở nơi làm việc.

Khi buông bỏ tâm ám ảnh bởi chứng từ, bằng cấp, chúng ta bắt đầu tin vào sự tìm hiểu và bản năng tự nhiên của chúng ta nhiều hơn. Chúng ta trở nên tò mò về người khác hơn là về bản thân một cách tự nhiên. Không khoa trương sẽ giúp bạn hiểu thế nào là chịu trách nhiệm, từ đó khiến bạn tự hoàn thiện chính mình hơn.

15-loi-day-cua-co-nhan2

Từ bỏ danh tiếng, giữ gìn đức hạnh

Con người nếu không có thiện hạnh thì so với loài cầm thú cũng không có gì là khác biệt cả. Nếu bản thân chúng ta vì thư tín mà được tiến cử làm chức danh lớn hơn nữa còn làm việc dưới tay của những kẻ nịnh thần thì những người chưa tiến cử sẽ nói chúng ta chẳng phải là người.

Đời người hãy biết trân quý đức hạnh của bản thân mình. Đôi lúc hãy từ bỏ những thứ phù phiếm để sống an yên hơn.

co-nhan-day-ap-ran-tram-ngay-khong-thay-am-nuoi-soi-ca-doi-cung-khong-than-4-200731

Có tài cũng cần khiêm tốn

Cho dù bạn tài năng đến đâu thì sẽ luôn có người giỏi hơn bạn ở một khía cạnh nào đó. Nhìn vào những người giỏi hơn và xem xét tiềm năng phát triển bản thân. Không có ai là giỏi nhất, bất kể xét ở mặt nào. Người khiêm tốn không nhất thiết phải làm một bông hoa e thẹn – khiêm tốn không có nghĩa là không có tí lòng tự trọng nào.

Tuy nhiên, người khiêm tốn nên lưu tâm đến những người đang nói chuyện với họ và không nói lấn lướt hay cắt ngang lời bất kì ai. Muốn làm người khiêm tốn bạn nên thừa nhận rằng mọi người, kể cả bạn, có mục tiêu và ước mơ riêng và họ cũng muốn nói về thành tựu và quan điểm của mình đối với các sự việc.

Hãy luôn khiêm tốn trong mọi hoàn cảnh, đừng quá kiêu căng, tự phụ để rồi khi vấp ngã thì rất khó tự vực dậy.

Khiêm tốn chính là một bảo vật

Con người sống ở đời nếu có đức thì tuyệt đối sẽ không đơn độc lẻ loi. Bảo vật trong núi sông sẽ không thiếu thốn. Cổ nhân từng dạy: Bảo vật lớn nhất trong đời không phải là tiền bạc, phú quý hay chức cao vọng trọng. Mà bảo vật của đời người chính là sự khiêm tốn. Làm người hãy đặt chữ nhún nhường, khiêm tốn làm hàng đầu mới là khôn ngoan.