Khi làm lễ cúng Rằm tháng Giêng, có một số lưu ý gia chủ cần biết để hưởng lộc Tổ tiên, không phạm vào đại kỵ.

Ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng

Ngày Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên… Lễ cúng Rằm tháng Giêng rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Lễ cúng Rằm tháng Giêng rất quan trọng bởi đây là ngày Rằm đầu tiên của năm mới. Ý nghĩa của việc cúng Rằm tháng Giêng ngoài tưởng nhớ công ơn của gia tiên trong nhà, sau là để con cháu thụ lộc đầu năm lấy may. Người xưa tin rằng Rằm tháng Giêng đức Phật giáng lâm, là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…

Theo phong tục, Lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (15/1 âm lịch). Hiện nay phần lớn các gia đình vẫn cúng vào ngày này, giờ giấc linh hoạt, tùy theo điều kiện thực tế.

6

Cúng Rằm tháng Giêng cần mấy nén hương?

Thắp hương được coi là một phần nghi lễ khi cúng bái thần linh thể hiện lòng thành kính với ông bà tổ tiên, chư vị Thánh Thần vì đã phù hộ cho gia đình thời gian qua. Trong ngày Rằm tháng Giêng, các gia chủ thường sẽ thắp 3 nén nhang. 3 nén này mang lại ý nghĩa tâm nhang, giới nhang, định nhang.

Ý nghĩa của 3 nén nhang này là tâm nhang mang ý nghĩa lòng thành của gia chủ, giới nhang là vâng lời răn dạy của Đức Phật còn định nhang thì có ý nghĩa tuyệt đối không thay lòng đổi dạ.

Theo đạo Phật, 3 nén hương được gọi là Tam Bảo hương. 3 nén hương có thể linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và mang ý nghĩa giảm bớt tai ương.

Những điều cần phải chú ý khi thắp hương, người dân tuyệt đối không nên thắp hương thường xuyên vào buổi tối bởi đây là thời điểm xuất hiện nhiều năng lượng xấu. Đặc biệt vào buổi tối không nên khấn vái thắp hương vì rất có thể sẽ đem đến xui xẻo cho gia đình.

Đặc biệt, tuyệt đối không dâng hương với số nén chẵn vì đây là điều đại diện cho cõi âm. Vì vậy cần tránh ngay những điều này để mang lại bình an, may mắn cho gia đình.