Hiện nay, có không ít bệnh nhân dù khỏi COVID-19 nhưng vẫn còn tồn tại các triệu chứng dai dẳng, thậm chí có người còn phải quay lại bệnh viện để điều trị.

3 nhóm F0 cần khám dù đã âm tính

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19 (post COVID-19 condition).

Theo đó, tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tình trạng này có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội.

haucovid-1642849284460312477459

Có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu COVID-19, đặc biệt ở những bệnh nhân đã trải qua điều trị hồi sức tích cực.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng), những nhóm người cần đi khám hậu COVID-19 gồm:

– F0 bệnh nặng, từng phải điều trị trong phòng hồi sức; hay nhóm người dù âm tính nhưng vẫn cần phải điều trị tại khu phục hồi chức năng…

– Dù đã âm tính nhưng vận động vẫn thấy ngộp thở, tức ngực, vận động kém… đây là dấu hiệu đặc trưng của hậu nhiễm vì vậy cũng cần đi khám. Tuy nhiên, đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, việc đi khám kịp thời sẽ giúp nhanh tìm ra phác đồ điều trị phù hợp.

– Người bệnh sau COVID có dấu hiệu tâm thần như hoảng loạn, lo âu, bế tắc.

Vậy sau khỏi COVID-19 khoảng bao lâu thì nên đi khám? Nếu không có triệu chứng quá đặc biệt, sau 1 tháng kết thúc cách ly thì nên tái khám. Trường hợp có triệu chứng hậu COVID-19 thì nên đi sớm hơn để phát hiện sớm.

Người bệnh sau COVID nên chú ý các dấu hiệu trong cơ thể, nếu sau khi khỏi COVID-19, người không có triệu chứng hoặc vẫn sinh hoạt, làm việc bình thường thì không phải đi khám.

3 bài tập thở hiệu quả sau COVID-19

BS Tiến và cộng sự thường hướng dẫn những F0 khỏi bệnh gặp vấn đề hô hấp (như khó thở, hụt hơi, thở ngắn…) các bài tập thở hiệu quả.

Đầu tiên là bài mím môi và cơ hoành giúp hồi phục chức năng hô hấp tốt, ổn định tâm lý bệnh nhân. Kỹ thuật của bài tập này tương đồng kỹ thuật trong tập yoga và khí công (hít vào phình bụng lên, thở ra chúm môi hóp bụng lại). Bài tập này giúp bệnh nhân tăng dung lượng hô hấp, đòi hỏi tập trung tâm trí vào nhịp thở từ đó giúp trấn an lo lắng ở bệnh nhân.

Bài 2 là tập thở chủ động theo chu kỳ 4 bước. Ngoài các bước hít thở bình thường, hít thở sâu sử dụng cơ hoành; bước 3 bệnh nhân cần kết hợp chúm môi thở ra hết sức 2-3 lần giúp thông thoáng đường thở, phế quản; bước 4: Kết hợp ho chủ động, khạc đờm…. Bài tập này giúp đối phó tình trạng gắng sức khi bệnh nhân phải leo cầu thang, việc nặng; khai thông đường thở, tống bớt đờm hay dịch cản trở trong đường hô hấp.

Bài 3: Bài tập tăng sức mạnh cơ hô hấp, bác sĩ sẽ liên hệ phục hồi chức năng…