Trong thành phần của gừng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người, giúp phòng ngừa cảm cúm, bệnh tật.

 

Nên sử dụng gừng thời điểm nào thì tốt?

Trong Y học cổ truyền thì cho rằng nguồn năng lượng trong cơ thể con người ban ngày tương đối mạnh, ăn một số thức ăn có tính ấm và dưỡng sinh trong ngày có thể tăng cường và tăng tốc lưu thông máu, thúc đẩy tiêu hóa và có tác dụng kháng khuẩn.

Tuy nhiên, do gằng có tính cay nóng nên bạn chỉ nên sử dụng gừng vào buổi sáng hoặc buổi trưa, còn không nên sử dụng vào buổi tối. Bởi ban đêm không nên ăn gừng bởi gừng có tính nóng, sẽ khiến bạn khó chịu và mất ngủ.

Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng gừng vào những ngày hè nóng bức, bởi bản thân gừng là thực phẩm có tính nóng. Nếu bạn ăn gừng không những không có tác dụng chữa bệnh mà còn có thể làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh.

khung gio nen an gung tot cho suc khoe

Chỉ ăn gừng còn lành lặn không mọc mầm

Khi bị va chạm và dập nát, gừng có thể tạo ra độc tốc safrole, một hợp chất hữu cơ có độc tính cao gây ảnh hưởng đến chức năng gan và thực quản.

Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên ăn gừng còn tươi, không nên sử dụng gừng nếu đã mọc mần bởi khi chế biến gừng mọc mầm có thể tạo ra lưu huỳnh, gây ảnh hưởng đến gan và dạ dày. Gừng mọc mầm sẽ không còn ăn được vì giá trị dinh dưỡng của gừng khi nảy mầm đã giảm đi rất nhiều.

Những lợi ích khi bạn thường xuyên ăn gừng

Ăn gừng giảm bệnh viêm khớp: Những người bị viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp giảm mức độ đau và cải thiện khả năng vận động khi tiêu thụ gừng thường xuyên. Điều này là do các chất hoạt tính sinh học có trong củ gừng giúp ngăn chặn sự hình thành của leukotrienes gây viêm.

loi ich an gung -pntd

Ăn gừng cải thiện tiêu hóa: Các hoạt chất trong gừng kích thích sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày xuống ruột non, làm tăng hoạt động cơ của đường tiêu hóa. Chúng cũng làm giảm chướng bụng và đầy hơi. Điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với những người mắc chứng khó tiêu.

Gừng chống vi khuẩn: Gừng thúc đẩy hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, và chiết xuất của nó có thể ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, bao gồm E. coli, Staphylococcus, Streptococcus, Salmonella. Ngoài ra, loại gia vị này có thể có hiệu quả chống lại vi khuẩn miệng gây ra bệnh viêm nướu.

Ăn gừng phòng ung thư: Nếu bạn thường xuyên tiêu thụ gừng có thể làm giảm nguy cơ của một số loại ung thư. Nó đã được chứng minh rằng các hợp chất hoạt tính của gừng có thể làm giảm sự phát triển hình thành của khối u. Đặc biệt, chúng giúp ngăn ngừa sự phát triển của u bạch huyết, u gan, ung thư ruột, vú, da, gan và bàng quang. Ngoài ra, chúng làm tăng độ nhạy của khối u với các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị.